Hôm nay,  

Khốn Khổ Vì Giá Thuốc

19/09/200700:00:00(Xem: 2511)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại VN, giá thuốc và các vật dụng dùng cho người bệnh tại các nhà thuốc của bệnh viện thường cao hơn thị trường từ 20 - 30% trở lên, có những trường hợp cao hơn tới gần 300%. Thực trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp  đến các bệnh nhân, vốn là những người đã khốn khổ vì phải đối mặt với bệnh tật. Và thành phần phải hứng chịu nhiều nhất thường là những bệnh nhân cấp cứu, hoặc bệnh nhân ngoại tỉnh bệnh nặng, quê xa, tiền ít... Báo Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.

Tại bệnh viện Nguyễn Trải Sài Gòn, phóng viên  gặp chị Trần Thị Ngọc Giàu, nhà ở quận 4. Chị Giàu phải đưa con vào cấp cứu tại bệnh viện Nguyễn Trãi vì bé bị chóng mặt, nhức đầu đến mức nôn ói. Bác sĩ chẩn đoán theo dõi rối loạn tiền đình. Toa thuốc khẩn cấp mà chị mua tại nhà thuốc trong bệnh viện gồm 3 thứ thuốc và một chai dịch truyền giá đã xấp xỉ 500,000 đồng, số tiền không nhỏ đối với một thợ may như chị. "Biết là giá bắt chẹt, nhưng chẳng lẽ lại đứng mặc cả trong khi con mình đang trong cơn nguy cấp!",  đó là câu than vãn của chị Giàu. Rồi chị nói thêm: "Tôi cũng đã nghe một vài người khuyên, nếu chịu khó chạy ra nhà thuốc ngoài bệnh viện sẽ mua được rẻ hơn Nhưng lúc con mình đang đau, nằm chờ thuốc thì tâm trí đâu mà còn nghĩ đến chuyện chạy ra ngoài! Trước đây, chị gái tôi cũng đã từng lên bệnh viện Chợ Rẫy nằm điều trị mấy lần và bác sĩ chẩn đoán là viêm gan cộng với suy tim độ 1. Nào tiền cấp cứu tiền khám bệnh tiền xét nghiệm tiền nằm điều trị..., rồi hàng chục khoản không tên khác. Riêng tiền thuốc mỗi lần cấp cứu cũng phải mấy triệu. Riết chịu không nổi, chị tôi bỏ bệnh viện về nhà nằm chờ chết. Hồi đầu năm nay, chị mất".

Những câu chuyện như vậy có thể nói là nhan nhản ở hầu hết các  bệnh viện. Biết là giá thuốc của các nhà thuốc trong bệnh viện luôn đắt hơn bên ngoài, nhưng hầu hết người nhà các bệnh nhân cấp cứu đều đành chấp nhận. Tâm lý chung là miễn sao cho người thân qua cơn nguy kịch, hoặc "còn người còn của", nên chẳng mấy người mua cự nự lúc mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, cho đến khi mọi việc đâu vào đấy, ngồi tính lại mới "vỡ lẽ" mình đã bị các nhà thuốc "chém đẹp".

Bạn,

Cũng theo báo Lao Động, thống kê từ thực tế cho thấy, có đến hơn 70% người bệnh ở các bệnh viện  lớn ở thành phố TPSG là dân ngoại tỉnh… Trong khi đó giá thuốc tại các nhà thuốc trong bệnh viện đang đè thêm một gánh nặng nữa lên danh sách những khoản chi phi lý của bệnh nhân, khiến một số bệnh viện rơi vào tình trạng "tréo ngoe": Người bệnh thì tốn tiền, bệnh viện thì mất tiền điều trị do tình trạng bệnh nhân hết tiền đành bỏ trốn. Cuối cùng, thì chỉ có một vài cá nhân liên kết với nhau để hưởng lợi từ nỗi khổ của người bệnh nói chung và bệnh nhân nghèo tỉnh lẻ nói riêng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.