Hôm nay,  

Làng Mộc 500 Năm

07/11/200500:00:00(Xem: 5689)
Bạn,

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nằm ở rẻo đất bên kia sông Hoài về phía Đông của thị xã Hội An có 1 làng mộc được hình thành cách đây hơn 500 năm. Đó là làng mộc Kim Bồng. Sản phẩm mộc Kim Bồng vang danh xứ Đàng Trong từ thế kỷ 15-16 thông qua thương cảng Hội An sầm uất. Thợ mộc Kim Bồng nổi tiếng khéo tay và sáng tạo. Rồi làng mộc ly tán vì chiến tranh. Phải đến thập niên 90 của thế kỷ 20, "thương hiệu" Kim Bồng mới lại được nhắc đến. Báo SGGP viết về làng này như sau.

Phóng viên đến xưởng mộc của nghệ nhân Huỳnh Ri-người duy nhất của làng mộc Kim Bồng còn lưu giữ và phát triển nghề. Nghe nói ông vừa đi ký hợp đồng trang trí nội thất ở tận Hạ Long (Quảng Ninh). Anh Huỳnh Sướng (con trai ông Huỳnh Ri), 37 tuổi, tiếp phóng viên ngay tại xưởng mịt mù bụi gỗ. Ngoài cha ra, Sướng là thợ có tay nghề tinh xảo nhất trong cái xưởng 60 thợ lành nghề này. Sướng nói: "Cái xưởng nhỏ vậy thôi, lời lãi chẳng nhiêu nhưng nó đã cùng làng mộc Kim Bồng thăng trầm qua bao dâu bể. Làm nghề này, cực lại độc hại nhưng không bỏ được, bởi lẽ, cha con tui luôn thao thức với nghề và khát khao khôi phục làng nghề".

Rồi Sướng phân tích thêm: nét khác biệt giữa mộc Kim Bồng với các sản phẩm của các làng mộc nổi tiếng khác trong nước chính là tính dân dã, phóng khoáng trong đường nét chạm khắc. Để đạt được điều ấy, các nghệ nhân xưa đã đạt tới mức giao hòa với vũ trụ, ít chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến. Bằng chứng cho thấy là đường nét trên các sản phẩm còn lưu lại là hình ảnh cách điệu từ cỏ, cây, hoa, lá, từ những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống đời thường. Theo Sướng, sở dĩ những con rồng chạm gỗ của một số vùng khác thường mang nét dữ tợn, hoành tráng và cân đối là do bị tác động của uy quyền phong kiến. Còn rồng do thợ Kim Bồng tạc uyển chuyển, mềm mại và tươi vui; khi chạm mây, mây của những làng nghề khác thường mang hình khối to lớn bao trùm, trong khi thợ Kim Bồng là những nét mảnh mai điểm xuyết cho toàn bộ tác phẩm.

Một nét độc đáo nữa của thợ Kim Bồng là cái tràng. Tràng là một cái đục rất mảnh, thân không thẳng mà lại gấp khúc rất lạ. Khi sử dụng để chạm những đường nhỏ như gân lá hay mí mắt rồng, người thợ luôn đánh tràng đi ngược về phía sau tạo nên những nét mảnh. Khác với việc dùng đục hình chữ V của các làng thợ khác, tràng giúp thợ mộc Kim Bồng tạo ra những đường nét chạm khắc tinh tế, dày mảnh khác nhau chứ không đều đều như dùng đục chữ V. Sướng nói thâm trầm: "Cái khó nhất để giữ được nghề là không chạy theo thị hiếu để sản xuất hàng loạt. Cha con tui xác định, hàng cốt tinh, không cốt nhiều".

Bạn,

Cũng theo SGGP, khác với một số nơi, để đáp ứng những đơn hàng lớn, thợ thường đóng ẩu, phun keo vào mộng cho nhanh, thợ của Huỳnh Ri vẫn kiên nhẫn chăm chút từng ly cho từng chiếc mộng, từng đường chạm. Để làm ra một bộ bàn ghế có thể mất hàng tháng trời. Đó cũng chính là nét riêng để giữ bản sắc làng nghề.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.