Hôm nay,  

Dân Khốn Khổ Vì Muỗi

04/04/200700:00:00(Xem: 2652)

Bạn,

Theo báo SGGP, đã nhiều tháng nay, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, hàng ngàn gia đình ở khu vực phường Tây Thạnh, phường Sơn Kỳ (quận Tân Phú), phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân), nơi có  hệ thống chảy ngang, khốn khổ vì muỗi hoành hành. Ngày nào cũng vậy, cứ khoảng 6 giờ tối đến 6 giờ sáng, muỗi từ dưới kênh bay hàng đàn vào nhà dân. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.

Tại phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, một cư dân tên là Nguyễn Văn Minh (448, đường Lê Trọng Tấn, khu phố 1), dẫn phóng viên ra bờ kênh, chỉ đám lục bình dày đặc nói: "Lúc trước con kênh này toàn là rác, nước đen ngòm và hôi thúi. Sau khi được trồng lục bình mùi hôi thúi đã bớt, nhưng ai ngờ lục bình phát triển quá nhanh trở thành nơi trú ẩn của muỗi".

Tại phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, nữ cư dân Nguyễn Thị Nga (225 đường 26-3, khu phố 6) than: "Ở đây ban ngày còn đỡ, chớ khoảng 6-7 giờ tối là gia đình tôi phải mở quạt máy liên tục để đuổi muỗi. Trước khi đi ngủ phải đóng kín cửa, giăng mùng, dùng thuốc xịt muỗi xịt qua một lượt mới dám ngủ. Sáng nào muỗi chết hốt cũng cả dĩa. Trung bình cứ một tháng nhà tôi phải xài 6 chai thuốc xịt muỗi". Cũng theo nữ cư dân này ở phường Bình Hưng Hòa không chỉ có muỗi mà còn có ruồi từ khu xử lý rác Gò Cát nằm gần đó bay qua. Chưa hết, vào mùa mưa, nước từ chân tường khu xử lý rác rò rỉ, xả xuống dòng kênh  rất hôi thối. Ruồi từ bãi rác cũng sinh sôi nẩy nở bám đậu đầy vào nhà dân làm cho mọi sinh hoạt của người dân bị xáo trộn. Cư dân Nguyễn Thị Nga lắc đầu than thở:  "Cực chẳng đã chúng tôi phải sống ở đây vì không còn chọn lựa nào khác".

Về phía ngành y tế địa phương, đội trưởng Đội Y tế dự phòng quận Bình Tân Phạm Anh Tuấn cũng thừa nhận những than phiền của dân là đúng và cho biết thêm: "Trong tháng qua, đội đã 2 lần tổ chức phun xịt thuốc diệt muỗi trên kênh  nhưng không có tác dụng nhiều vì lục bình quá dày che lấp hết mặt nước nên chỉ diệt được muỗi mà không diệt được trứng muỗi".

Bạn,

Báo SGGP cho biết theo viên đội trưởng đội Y tế dự phòng quận Tân Bình, ngoài việc xử  nghiêm khắc các cơ sở nằm cạnh tuyến kênh và những nhà dân thường xuyên xả chất thải, rác sinh hoạt xuống lòng kênh, cần khai thông dòng kênh, thu dọn hết lục bình để muỗi không có chỗ trú ẩn, sinh sản. Mặt khác, phải hạ thấp miệng cống trên đường  ngang với đáy kênh để nước được lưu thông, môi trường nước không bị ô nhiễm, muỗi không có điều kiện sinh sản. Đây là những giải pháp có thể thực hiện, nhưng đến nay, ủy ban  hành chính 2 quận Tân Phú, Bình Tân và các ngành chức năng của thành phố SG vẫn chưa thống nhất giải pháp và khai triển thực hiện.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.