Hôm nay,  

Di Tích Cổ Ở Bạc Liêu

5/10/200900:00:00(View: 3626)

DI TÍCH CỔ Ở BẠC LIÊU<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bạn,

Tại miền Tây Nam phần, khi nhắc đến Bạc Liêu, nhiều người nghĩ ngay đến giai thoại về Công tử Bạc Liêu và khu du lịch vườn nhãn. Tuy nhiên, là vùng đất được khai mở từ rất sớm trong "hành trình mở cõi phương Nam"  của tiền nhân, nên Bạc Liêu tại còn nhiều di tích cổ thu hút sự quan tâm của du khách, nhất là những người thích loại hình du lịch về nguồn. Báo Cần Thơ ghi nhận về một di tích cổ tại địa phương này như sau.

Đi chơi ở Bạc Liêu không thể không ghé thăm chùa Xiêm Cán trên địa bàn thị xã. Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông là 2 xã có vườn nhãn cổ, rộng khoảng 230 hécta, dài trên 1km. Đây là vùng đất giồng được hình thành qua quá trình bồi lắng, là loại đất rất thích hợp trong việc trồng nhãn và đã tạo nên thương hiệu nhãn một thời lừng lẫy của địa phương. Tới xã Hiệp Thành là  khách  tới chùa Xiêm Cán.

Xiêm Cán là ngôi chùa Khmer được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, được xem là lớn nhất và đẹp nhất miền Nam, thu hút nhiều khách đến  thăm. Bên trên cổng chùa là hình ba ngọn tháp nóc nhọn kiểu <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Angkor, trang trí hình Rắn thần Nagar có nhiều đầu. Từ cổng vào khuôn viên chùa khoảng 100m. Như các ngôi chùa Khmer Nam bộ khác, chùa Xiêm Cán là một quần thể kiến trúc gồm: chánh điện, sa la, nhà ở cho các sư, lò hỏa táng, tháp cốt,... Kiến trúc chính điện chùa Xiêm Cán thể hiện những họa tiết, hoa văn đậm đà bản sắc văn hóa của  người   Khmer, từ mái vòm, tường, các hàng cột, cửa, cho đến các bậc cấp cầu thang. Các cột chùa khắc chạm hình tiên nữ và quái vật. Bậc cấp cầu thang chùa khắc chạm hình Rắn thần Nagar. Vào chánh điện, với mái vòm cao vút,  khách như bước vào một thế giới khác: thế giới của sự tĩnh lặng tâm linh và sự mát mẻ, thoải mái. Đi dài theo hai bức tường chính, bạn sẽ gặp nhiều phù điêu, bích họa, đặc biệt là các bích họa diễn tả cuộc đời Đức Phật Thích Ca từ lúc mới sinh cho đến khi nhập diệt và bích họa diễn tả trường ca Ramayama.

Đối diện chánh điện là cột trụ biểu cao vút trang trí hình con rắn 5 đầu quấn quanh thân cột. Đây là nơi vào các ngày lễ người ta thắp nến với ngụ ý giáo lý Phật giáo sẽ soi sáng nhân loại, giúp mọi người có cuộc sống hướng thiện, như loài rắn tuy hung dữ nhưng khi được cảm hóa lại là loài có ích cho con người. Ngoài giá trị xưa cổ, chùa Xiêm Cán còn là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc của ngườio Khmer Nam bộ. Tại đây, trong những ngày lễ hội, tết nhứt, thường diễn ra những cuộc vui chơi, ca hát hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa.

Bạn,

Cũng theo báo Cần Thơ,   nếu  chùa Xiêm Cán có khoảng 100 năm tuổi thì gần đó khoảng 1km, là cây xoài 300 năm. Thân cây 5 người ôm không hết. Dù "già" nhưng cây không "cỗi", vẫn đơm bông kết trái theo đúng mùa.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tiếng Anh luôn luôn là ưu tiên... và bây giờ, trình độ thực sự về tiếng Anh của người dân Việt Nam tới đâu?
Tốn bao nhiêu tiền để đi tour Đài Loan và bỏ trốn? Câu trả lời là tùy... Bản tin Zing kể: Trả lời cơ quan chức năng Đài Loan hôm 27/12, 3 du khách Việt Nam đầu tiên bị bắt lại (gồm 2 nam 1 nữ) thừa nhận họ đến Đài Loan để làm việc kiếm tiền, không phải đi du lịch, theo Apple Daily.
Gò Đống Đa là nơi Vua Quang Trung đánh một trận lớn, gây kinh hồn quân phương Bắc. Bây giờ gò trở thành di tích.
Du khách Việt sang xứ Đài rồi biến mất... Có vẻ như sắp xếp này đã dàn dựng từ lâu, vì không lẽ những người biến mất hoàn toàn không thông đồng gì nhau...
Vậy là sắp tới Tết Tây… và cũng sắp tới Tết Ta. Tết Tây còn gọi là Tết dương lịch 2019, Tết Ta gọi là Tết Nguyên Đán.
Chuyện chỉ có ở thiên đường xã hội chủ nghĩa: hiệu trưởng có phòng ngủ trong phòng làm việc. Do vậy, báo Giáo Dục VN nêu một đề nghị: Phải lập tức dẹp phòng ngủ trong phòng làm việc của hiệu trưởng… Chấm dứt việc dựng phòng ngủ trong phòng làm việc của hiệu trưởng là việc cần làm ngay trong lúc này ở các đơn vị trường học hiện nay.
Có một ca khúc mùa lễ Giáng sinh mà người Công Giáo nào cũng thuộc... và rất nhiều người không có đạo cũng từng nghe hàng năm. Đó là bài Hang Bêlem...
Có một ca khúc trong mùa Lễ Giáng Sinh gần như ai cũng biết, kể cả người ngoài Thiên Chúa Giáo: bản nhạc Đêm Thánh Vô Cùng.
Ly dị tưng bừng... Càng lúc càng ly dị nhiều... Đó là vấn đề của các cặp gia đình trẻ Miền Tây Nam Bộ.
Thế gian vẫn còn nhiều người tử tế, lương thiện... Phải chi nước mình nhiều người đẹp tuyệt vời như thế: Nhặt được 100 triệu đồng, nữ nhân viên tìm người trả lại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.