Hôm nay,  

Sữa Dỏm Trên Thị Trường

07/02/200900:00:00(Xem: 3638)
SỮA DỎM TRÊN THỊ TRƯỜNG
Bạn,
Trong những ngày qua, tại Sài Gòn, dư luận công chúng hết sức lo ngại trước thông tin nhiều sản phẩm sữa có hàm lượng đạm rất thấp. Thế nhưng trên các nhãn mác, nhà sản xuất vẫn ghi độ đạm  bảo đảm tiêu chuẩn, và phân phối tràn lan trên thị trường. Mới đây, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã công bố một loạt sản phẩm sữa không  bảo đảm độ đạm theo yêu cầu. Sự việc này đã khiến Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế hết sức "bối rối" nhưng điều lo ngại nhất vẫn là người tiêu dùng.  
Báo SGGP cho biết, kết quả công bố của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam dựa trên thông tin đã thu thập và đối chiếu từ 20 mẫu sữa bột tại TPSG (gồm 19 mẫu sữa khác nhau của 14 đơn vị sản xuất, đóng gói, trong đó có 13 đơn vị đặt trụ sở ở TPSG và 1 ở Bình Dương) được khảo sát từ ngày 23-9-2008. Kết quả này cũng đã được kiểm nghiệm bởi Trung tâm Kỹ thuật, tiêu chuẩn và đo lường chất lượng (Trung tâm 3) để  phân tích hàm lượng đạm. Theo đó, 10/20 nhãn hiệu sữa ghi thành phần đạm trên nhãn đều không đạt chất lượng khi kiểm tra. Trong đó có 1 mẫu sữa bột béo Hòa Lan của cơ sở đóng gói Phước Tài (208/16 Bà Hom, phường 13, quận 6, TPSG) không công bố hàm lượng trên nhãn. Chưa hết, có 4 mẫu sữa có hàm lượng đạm cực thấp, dưới 2%.Điển hình là sữa bột béo Hà Lan do Công ty Tân Thanh Ngọc ở 918 Nguyễn Chí Thanh, phường 13, quận 11 phân phối nhãn ghi tỷ lệ đạm trên 24% nhưng kiểm tra chỉ 0,5%.

Cũng theo báo SGGP, vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TPSG  kiểm tra Công ty uấn Cường Phát (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) và tiến hành kiểm nghiệm 4 mặt hàng sữa bột ở đây đều không đạt độ đạm theo yêu cầu. Sữa bột Milk Power công bố hơn 10% hàm lượng đạm, nhưng kết quả xét nghiệm chỉ 7.37%; sữa bột bổ sung canxi Holland Gold ghi nhãn trên 20% đạm nhưng kết quả xét nghiệm chỉ 6.69%; sữa bột dinh dưỡng New Zealand công bố hàm lượng đạm hơn 10%, thực tế cũng chỉ có 6.69% và sữa bột giàu dinh dưỡng Hà Lan cũng có kết quả tương tự.
Báo SGGP ghi nhận rằng trong một phát biểu mới đây, phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế  Nguyễn Thanh Phong cho biết, theo quy định, một sản phẩm sữa muốn lưu hành trên thị trường Việt Nam phải qua rất nhiều bước. Từ thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn trên cơ sở kiểm nghiệm về chỉ tiêu chất lượng các chỉ số sinh hóa, đến giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; giấy chứng nhận kinh doanh phù hợp với ngành nghề đăng ký... rồi mới được cấp giấy phép. Đối với sản phẩm nhập  cảng còn phải qua nhiều khâu hơn trước khi được cấp phép lưu hành.
Bạn,
Báo SGGP  cho rằng quy định khắt khe là vậy, nhưng thực tế cho thấy sữa kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường. Trong khi đó, cơ quan chức năng kiểm soát thì quá lỏng lẻo. Thậm chí, các biện pháp chế tài cũng rất "khiêm tốn và hầu như xử phạt" chuyện đã rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.