Hôm nay,  

Chỉ Mong Được Nghỉ Hưu

23/01/200800:00:00(Xem: 3527)

Bạn,

Chuyện kể trong lá thư này xảy ra trong ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi. Tại tỉnh này, nhiều người hiện đang công tác tại các trạm y tế do tuổi cao, sức yếu, theo quy định đã được nghỉ hưu. Chính họ cũng đã nhiều lần viết đơn "xin được nghỉ  hưu" nhưng vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, nhiều sinh viên, học viên trường trung cấp y tế của tỉnh ra trường thì không có việc làm. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Tại xã Bình Tân, huyện Bình Sơn, khi trò chuyện với gặp  phóng viên, ông Trần Văn Đôn (65 tuổi), thở dài, than: "Già yếu lắm rồi, nghỉ hưu để cho lớp trẻ nó làm". Làm công tác y tế ở xã Bình Tân từ năm 1971, ông Đôn gắn cuộc đời mình với những vui, buồn của ngành y...Chẳng nề hà gian khổ, bao nhiêu năm ông xắn quần bì bõm lội nước ở vùng trũng Bình Tân đi chữa bệnh cho dân địa phương. Cuộc sống dẫu khó khăn trăm bề, đồng lương ba cọc ba đồng chẳng đủ để trang trải cuộc sống... nhưng ông Đôn vui vì được cống hiến sức mình. "Đâu phải mong muốn được nghỉ hưu là không yêu nghề, tui đã đóng góp gần như trọn cuộc đời, cả tuổi thanh xuân của mình cho cái nghề "làm từ mẫu" này đấy chứ. Nhưng đã đến lúc cho phép tôi được nghỉ hưu", ông Đôn tha thiết. Bỏ chén trà xuống, ông tiếp: "Tôi đã làm đơn xin nghỉ lâu lắm rồi. Lên trung tâm y tế huyện hỏi thì họ bảo đã chuyển sang phòng y tế, hỏi phòng y tế thì bảo về đợi. Đợi đã bao nhiêu năm rồi, đợi mãi...""

Trong khi đó, ở Trạm Y tế xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh) hai viên chức y tế là trạm trưởng Trần Trung Huy (65 tuổi) và y sĩ Trần Thị Lựu (gần 60 tuổi) cũng mòn mỏi chờ được giải quyết chế độ nghỉ hưu. Ông Trần Trung Huy than: "Anh em chúng tôi đã lớn tuổi rồi, cần sớm giải quyết để được nghỉ ngơi. Không riêng gì ở Tịnh Hà, nhiều anh em ở trạm y tế xã khác cũng chờ đợi. Mỗi lần đi họp, anh em gặp mặt cứ hỏi thăm về vấn đề này nhưng... mù tăm để tụi tui đợi dài cả cổ...". Ông Trần Trung Huy công tác trong ngành y tế từ năm 1975. Hơn 20 năm làm Trưởng trạm Y tế xã Tịnh Hà, ước muốn của trạm trưởng Huy, y sĩ Đôn và nhiều nhân viên y tế ở các trạm y tế trong tỉnh là giản đơn và đương nhiên phải được giải quyết, vậy mà họ đã phải bao nhiêu năm trời chờ đợi, nhưng vẫn chưa biết đến bao giờ mới được nghỉ hưu.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, do chậm giải quyết các "chế độ" cho người quá tuổi, nên một nghịch lý đang tồn tại tỉnh này là: Nhân viên y tế lớn tuổi mong được nghỉ hưu để nhường chỗ cho lớp trẻ thì không được giải quyết, trong khi nhiều sinh viên trường trung cấp ngành y của tỉnh tốt nghiệp ra trường lại không có việc làm. Tại một trạm y tế ở huyện Sơn Tịnh, có đến hai sinh viên tốt nghiệp trường trung cấp y xin được làm việc không hưởng lương cả năm trời nay để chờ "các cô, các chú về hưu mới được nhận vào làm việc chính thức". Một  sinh viên giải bày: "Em muốn làm đúng chuyên môn nên bám trụ ở đây, chứ cả năm trời đi làm không có lương... chán nản không gì bằng".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bản tin báo Thanh Niên ghi rằng vào sáng ngày 15.2-2019, khi trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.SG, thông tin cấu trúc đề thi bài kiểm tra năng lực năm nay sẽ giống với năm 2018. Theo đó, bài thi sẽ gồm 100 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 75 phút trên giấy, thang điểm 30.
Ngày Lễ Tình Nhân tưng bừng khắp các nhà nghỉ... Có phải các cặp tình nhân rủ nhau vào nhà nghỉ để mời nhau uống trà và ngâm thơ? Bởi vậy, mới có nhiều thai nhi bị khước từ vì ba mẹ lỡ lầm.
Vậy là xóa bỏ quy định nữ sinh viên thi vào sư phạm cần chiều cao ít nhất 1,50 m trở lên... Vậy là, các cô thấp hơn vẫn có quyền xin thi tuyển sư phạm.
Tưng bừng đi chùa... Ngôi chùa được nói sẽ là ngôi chùa lớn nhất thế giới... Báo Dân Trí kể: Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa chưa xây xong ở Hà Nam... Tuy công trình chưa được xây dựng xong, công trường còn ngổn ngang nhưng người dân vẫn ùn ùn kéo về chùa Tam Chúc huộc huyện Kim Bảng (Hà Nam) để thăm quan, du xuân.
Vậy là xóa lằn ranh Nam-Bắc, trước và sau 1975, nhạc đỏ và nhạc vàng… trong tương lai gần.
Tết vui tưng bừng... tuy nhiên, có rất nhiều màn đi quá đà, như nhậu, hát, kẹt xe, tai nạn xe... Bản tin TTXVN kể: Ngày 10/2 (tức mùng 6 Tết), dòng người từ các tỉnh miền Tây, miền Trung bắt đầu trở lại TP SG để làm việc và học tập khiến các tuyến đường vào cửa ngõ thành phố kẹt xe nghiêm trọng.
Nghề lái taxi đầy gian nan... trong thời đại công nghệ tiện lợi. Báo Dân Trí kể: Lãi “bốc hơi” hơn một nửa, Vinasun tiếp tục giảm trên 350 nhân viên năm 2018.
Trong khi các tiệm tạp hóa, chợ búa, siêu thị mở cửa sớm ngày xuân... nhiều người dân vẫn còn tưng bừng du lịch...
Vậy là tròn 230 năm Vua Quang Trung dẫn quân Tây Sơn đánh tan giặc phương Bắc.
Vẫn còn Tết... nhiều lễ hội vẫn còn tưng bừng, nhưng các siêu thị đã mở cửa trở lại ngày mùng 2 Tết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.