Hôm nay,  

Bán Bùn Đất Kiếm Sống

06/12/200700:00:00(Xem: 3354)

Bạn,

Theo báo Thanh Niên, tại Huế,  sau những ngày  khốn đốn với lũ lụt triền miên, người lao động nghèo ở thành phố này đã mưu sinh bằng nghề chưa từng có trong lịch sử bách nghệ: đi bán bùn  đất. Nghề này xuất hiện sau khi lũ rút. Trên nhiều con đường, hàng trăm ghìn mét khối bùn đất còn đọng lại, trở thành nguồn phù sa cung cấp cho những khu vườn.   Và  nhờ lượng bùn đất đó,  hàng trăm  gia đình cư dân nghèo  có việc làm tạm thời để  kiếm sống. Báo Thanh Niên  viết về cuộc mưu sinh khốn  khó này qua đoạn ký sự như sau.

Tại Huế, những đợt lũ triền miên đã khiến những người lao động nghèo mất việc. Sau lũ, họ lại đổ ào ra đường kiếm cơm bằng mọi công việc khác nhau và có một nghề mới đã giúp họ vượt khó: đi bán phù sa. Lũ rút. Trên những tuyến đường như Bạch Đằng, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm... thuộc các phường Phú Hiệp, Phú Hậu,  Thành phố Huế hàng trăm nghìn mét khối bùn đất còn đọng lại. Lượng bùn non tồn tại trong thành phố giờ trở thành nguồn phù sa màu mỡ bồi bổ cho những khu vườn lưu niên đã bạc màu bấy lâu. Hàng trăm hộ lao động nghèo nhờ vậy đã có việc làm thời vụ để kiếm cơm.

Từ sau cơn lũ, ngày nào hai cha con anh Khuê cũng ra bãi bồi phù sa chất chồng ngay trước trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm để xúc bùn đi bán. Trong cái nắng mới sau lũ còn hăng hắc mùi bùn, hai cha con anh vẫn lặng lẽ đào xúc từng xe đất nhỏ. Công việc nặng nhọc nhưng mỗi ngày hai cha con anh cũng kiếm được gần trăm ngàn đồng từ lượng phù sa đem bán cho những hộ nhà vườn trong thành phố.

Tại điểm trước trường Trung học phổ thông Gia Hội, vợ chồng anh Thành cũng miệt mài với những đống phù sa cao quá đầu người.  Mỗi xe bùn bán được 3 ngàn đồng, với chiếc xe vận tải kéo tay, mỗi ngày vợ chồng anh cũng kiếm được hơn 2 trăm ngàn đồng. Dừng tay bên đống đất đang vơi dần, anh Thành nói với phóng viên: "Lượng bùn non đến chừ đã vơi nhiều rồi. Cách đây một tuần, anh về mới thấy." Anh Thành cho biết: "Loại bùn non này đổ vào đâu cũng tốt. Dưới ni thấp, nhiều gia đình nhân cơ hội có bùn đã mua để tôn thêm cốt nền nhà chống lũ. Đất ni mà đổ vườn thì nhất sách". Quả vậy, Huế nổi tiếng với nhà vườn và có được những khu vườn sum suê cây trái cũng chính nhờ những hạt phù sa sau lũ. Ngoài những hộ nhà vườn, nhiều nghệ nhân cây kiểng cũng rất cần đất bùn phù sa để bón cho những chậu hoa chuẩn bị khoe sắc độ xuân về. Những xe đất phù sa trĩu nặng mà anh Thành đang xúc đã được bán cho một thầy giáo đã về hưu đang vui thú nhà vườn ngay trong xóm. Anh Thành cho biết, năm nào vị thầy giáo này cũng mua phù sa bồi bổ cho khoảng vườn rộng gần 1 ngàn mét vuông của mình.

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Niên, vị thầy giáo nói trên con cái đã trưởng thành đỗ đạt. Ông sống một mình với mảnh vườn xanh tươi như một thú đam mê tuổi già. Niềm đam mê vườn tược của ông đã tạo ra việc làm cho những người lao động nghèo sau những ngày mưa lũ khốn khó. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.