Hôm nay,  

Chợ Lao Động Tây Bắc

05/12/200700:00:00(Xem: 2957)

Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ, tại các tỉnh miền núi ở vùng Tây Bắc VN, do cuộc sống khó khăn, túng bấn, nhiều người dân đã bỏ bản làng ra thành phố, có khi xuống tận Hà Nội, Hải Phòng làm phu hồ, nhưng công việc bấp bênh, không đủ ăn lại quay về. Về bản làng, hết mùa lại thất nghiệp. Nhiều người rủ nhau ra thị xã bốc thuê vác mướn, bán sức, dần dần hình thành chợ lao động này. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận toàn cảnh về loại hình chợ này tại một thị xã  của tỉnh Yên Bái qua đoạn ký sự như  sau.

 6 giờ sáng. Khi cái lạnh buốt miền rừng núi còn đang trùm xuống lòng chảo Nghĩa Lộ, Yên Bái đã thấy mấy chục người đợi sẵn bên vỉa hè. Thế là bắt đầu một ngày phiên chợ người...

Chân dốc Đỏ thị xã Nghĩa Lộ, sáng sớm từng chiếc xe đạp cũ cọc cạch đổ về. Những người đàn ông tụ về đây ăn mặc lôi thôi nhưng khỏe mạnh. Tất cả đều nhanh nhẹn và hăm hở, hi vọng một ngày mới có việc. Từ xa, một người đi xe máy phóng tới, cả nhóm xúm lại đon đả: "Việc gì vậy anh" Để em làm cho. Để em làm cho...". Người chủ thuê đảo mắt quan sát chỉ sáu người to khỏe nhất, cho địa điểm đến bốc ximăng lên xe, cách 3km. Không mặc cả, theo giá chung 6 ngàn đồng/ta^'n, sáu người lọc cọc đạp xe theo. Gần 20 người không được chọn lại quay cụm lại gốc cây ven đường, chờ đợi.

Anh Hoàng Văn Tâm, người Thái, ở bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, người đứng tuổi nhất trong nhóm, cắt những câu cộc lốc: "Nhà năm miệng ăn, bốn sào ruộng. Đói phải ra đây làm kiếm cái ăn. Nhưng những người to khỏe có việc nhiều hơn. Mình gầy ít việc. Nhiều hôm chường mặt cả ngày ngoài đường nhưng không kiếm được xu nào. Mỗi tháng giỏi chỉ kiếm được 500 ngàn đồng". Anh Tâm nói một tháng 30 ngày may ra 15-20 ngày có việc, còn lại anh em ngồi lề đường đánh bài (phỏm). Công việc ở chợ lao động khá đa dạng: từ bốc xếp hàng hóa đến khuân vác sắt thép, cát sỏi, thóc lúa, cả bổ củi, chặt cây, đổ trần nhà, đổ rác thuê... "Việc gì chúng tôi cũng làm, miễn là có tiền" - nhiều lao động nói. Vì thế có những mối hàng thuê bốc vác trên tận Liên Sơn, cách gần chục cây số, khi đạp xe đến nơi đã nhễ nhại mồ hôi nhưng nhiều người vẫn dốc sức làm, làm để có tiền.

Chợ người cũng khắt khe như thị trường hàng hóa khác. Người nào to khỏe có nhiều việc làm, bán được nhiều sức, nhiều khách đến "mua". Những người còi cọc, thấp bé ít khách chọn hơn. "Nhiều lúc anh em phải chia ra từng nhóm nhỏ có người khỏe người yếu để san sẻ việc cho nhau, vì toàn những người nghèo khổ cả", anh Nguyễn Văn Tính, bản Na Khét, tâm sự như thế.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, độ một năm lại đây chợ ngày càng đông người. Chợ người ở Nghĩa Lộ phân làm nhiều điểm, nhiều nhất vẫn là gốc đa chân dốc Đỏ, mỗi ngày có 30-40 lao động đến bán sức. Cả thị xã có 70-80 lao động thường xuyên, vào thời gian sau mùa gặt, lên tới hàng trăm người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.