Hôm nay,  

Chợ Lao Động Tây Bắc

05/12/200700:00:00(Xem: 2939)

Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ, tại các tỉnh miền núi ở vùng Tây Bắc VN, do cuộc sống khó khăn, túng bấn, nhiều người dân đã bỏ bản làng ra thành phố, có khi xuống tận Hà Nội, Hải Phòng làm phu hồ, nhưng công việc bấp bênh, không đủ ăn lại quay về. Về bản làng, hết mùa lại thất nghiệp. Nhiều người rủ nhau ra thị xã bốc thuê vác mướn, bán sức, dần dần hình thành chợ lao động này. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận toàn cảnh về loại hình chợ này tại một thị xã  của tỉnh Yên Bái qua đoạn ký sự như  sau.

 6 giờ sáng. Khi cái lạnh buốt miền rừng núi còn đang trùm xuống lòng chảo Nghĩa Lộ, Yên Bái đã thấy mấy chục người đợi sẵn bên vỉa hè. Thế là bắt đầu một ngày phiên chợ người...

Chân dốc Đỏ thị xã Nghĩa Lộ, sáng sớm từng chiếc xe đạp cũ cọc cạch đổ về. Những người đàn ông tụ về đây ăn mặc lôi thôi nhưng khỏe mạnh. Tất cả đều nhanh nhẹn và hăm hở, hi vọng một ngày mới có việc. Từ xa, một người đi xe máy phóng tới, cả nhóm xúm lại đon đả: "Việc gì vậy anh" Để em làm cho. Để em làm cho...". Người chủ thuê đảo mắt quan sát chỉ sáu người to khỏe nhất, cho địa điểm đến bốc ximăng lên xe, cách 3km. Không mặc cả, theo giá chung 6 ngàn đồng/ta^'n, sáu người lọc cọc đạp xe theo. Gần 20 người không được chọn lại quay cụm lại gốc cây ven đường, chờ đợi.

Anh Hoàng Văn Tâm, người Thái, ở bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, người đứng tuổi nhất trong nhóm, cắt những câu cộc lốc: "Nhà năm miệng ăn, bốn sào ruộng. Đói phải ra đây làm kiếm cái ăn. Nhưng những người to khỏe có việc nhiều hơn. Mình gầy ít việc. Nhiều hôm chường mặt cả ngày ngoài đường nhưng không kiếm được xu nào. Mỗi tháng giỏi chỉ kiếm được 500 ngàn đồng". Anh Tâm nói một tháng 30 ngày may ra 15-20 ngày có việc, còn lại anh em ngồi lề đường đánh bài (phỏm). Công việc ở chợ lao động khá đa dạng: từ bốc xếp hàng hóa đến khuân vác sắt thép, cát sỏi, thóc lúa, cả bổ củi, chặt cây, đổ trần nhà, đổ rác thuê... "Việc gì chúng tôi cũng làm, miễn là có tiền" - nhiều lao động nói. Vì thế có những mối hàng thuê bốc vác trên tận Liên Sơn, cách gần chục cây số, khi đạp xe đến nơi đã nhễ nhại mồ hôi nhưng nhiều người vẫn dốc sức làm, làm để có tiền.

Chợ người cũng khắt khe như thị trường hàng hóa khác. Người nào to khỏe có nhiều việc làm, bán được nhiều sức, nhiều khách đến "mua". Những người còi cọc, thấp bé ít khách chọn hơn. "Nhiều lúc anh em phải chia ra từng nhóm nhỏ có người khỏe người yếu để san sẻ việc cho nhau, vì toàn những người nghèo khổ cả", anh Nguyễn Văn Tính, bản Na Khét, tâm sự như thế.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, độ một năm lại đây chợ ngày càng đông người. Chợ người ở Nghĩa Lộ phân làm nhiều điểm, nhiều nhất vẫn là gốc đa chân dốc Đỏ, mỗi ngày có 30-40 lao động đến bán sức. Cả thị xã có 70-80 lao động thường xuyên, vào thời gian sau mùa gặt, lên tới hàng trăm người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.