Hôm nay,  

Thảm Họa Từ 1 Công Trình

19/10/200700:00:00(Xem: 3346)

Bạn,

Theo báo quốc nội, trong tiến trình thực hiện dự án "cải tạo môi trường kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè" của Thành phố Sài Gòn, một khảo sát giám định tác động xã hội của dự án này do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPSG thực hiện từ giữa năm 2006 - đầu năm 2007 cho thấy số người dân bị căng thẳng thần kinh  gia tăng trong khu vực của dự án này. Từ tháng 5-2006, có khoảng 50% nhà dân được khảo sát bị ngập úng liên tục, trong đó khu vực quận Bình Thạnh được xếp hạng "kỷ lục" với thời gian ngập trung bình 75 phút, lâu nhất gần 140 phút với độ sâu đến 30 cm.  Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.

Dọc theo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kết quả khảo sát xác định nguyên nhân ngập chính yếu là do các công trình xây dựng gây ra, chẳng hạn khi làm  giếng, nhà thầu đã cho  bít các cống tiêu thoát nước khiến khu phố 3, phường 14, quận 3 bị ngập khi trời mưa. Không chỉ thế, có hơn 67%  nhà được khảo sát cho rằng  công trình này gây ra những cơn "mưa bụi". 28% có bệnh về hô hấp, 25% mất ngủ và 16% luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu.

Phóng viên trở lại khu vực giếng S34 của dự án Nhiêu Lộc- Thị Nghè ở đường Phú Mỹ, phường 22, quận Bình Thạnh  sáng 15/10 khi công trường này đã khởi động trở lại sau một thời gian dài tạm ngưng. Một chiếc xe tải siêu trường siêu trọng nằm chắn trên đường để chuyển vật liệu cho đội công nhân. Nhiều người dân đứng từ xa dõi mắt về hướng công trường với vẻ dò xét, có người không giấu sự lo ngại nguy cơ những ngôi nhà xung quanh sẽ tiếp tục lún sụt.

Theo ghi nhận của  phóng viên, hiện khu vực quanh giếng này còn đến vài chục căn nhà bị lún, nứt mà theo người dân là do ảnh hưởng từ tiến trình thực hiện dự án. Chưa kể các trường hợp ở quận 1, quận 3 và Phú Nhuận, chỉ riêng phường 22, quận Bình Thạnh số nhà bị ảnh hưởng có đơn khiếu nại được  địa phương thống kê đã lên đến con số 72  nhà.. Trong đó, có khoảng 28 nhà bị hư hỏng và được nhà thầu bồi thường từ cuối năm 2005. Tuy nhiên, sau đó số  gia đình bị nứt nhà, lún nền càng tăng và nhà thầu không chịu bồi thường, vì cho rằng nằm ngoài bán kính 60 m tính từ tâm giếng nên không chịu trách nhiệm. Hiện nhiều căn nhà quanh khu vực này bị lún nặng, có nơi sâu gần 1 m nên mỗi khi trời mưa là ngập lênh láng.

Bạn,

Cũng theo  ghi nhận của phóng viên báo NLĐ, ngược về thượng nguồn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, nhiều công trường xây dựng thuộc gói thầu số 7 luôn là nỗi ám ảnh, bất bình của người dân. Tại một số giếng, hoạt động kích ống của nhà thầu vẫn diễn ra đều đều. Có nơi giếng xây xong, thu hẹp hàng rào rồi bỏ đó. Cũng không ít nơi, hàng rào chắn được dựng lên từ 2 năm nay vẫn còn nguyên đó mà bên trong cây cỏ mọc xanh, chẳng thấy bóng công nhân nào. Nhiều đoạn đường bị rào chắn làm công trường không còn chỗ lưu thông. Nhiều chỗ, bờ kênh bị trưng dụng xây dựng "lô cốt" phục vụ dự án không còn lối thoát nước khiến các khu dân cư quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh vốn khô ráo nay cứ mưa là ngập.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lập hội, lập đảng... là ước mơ, chứ không phải là quyền tự do đâu. Vì từ lâu lắm rồi, nhà nước Cộng sản này có cho ai lập hội đâu. Chỉ vì, cứ sợ Đảng CSVN mất độc quyền cai trị,
Trời ạ, hạt nào hên thì đaì các, hạt nào xui thì ra ruộng cày... tha hồ mà tắt thở, nếu gặp một ông chồng ưa nhậu say đánh vợ...
Ai cũng nói rằng mùi hôi là từ bãi rác Đa Phước. Các bản tin mấy hôm nay đều nói như thế, chính quyền thành phố cũng nói như thế...
Bản tin nói rằng vào khoảng 16h ngày 28/9, cơn mưa lớn thứ 3 kể từ đầu năm tiếp tục trút xuống Sài Gòn. Theo ghi nhận, nhiều cây xanh đã gãy đổ tại quận 1 và quận 3.
Báo Giao Thông ghi lời BS. Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng cho biết, nếu xét về tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia, Việt Nam đang ở mức cao nhất trên thế giới với con số lên tới 77,3%.
Bản tin VTV kể rằng vào ngày 24/9, một giáo viên của trường Tiểu học Bành Văn Trân (quận Tân Bình, TP.SG) bị khiển trách do tổ chức dạy, học thêm.
Trong tuần rồi có một ngày độc đáo: ngày 21 tháng 9 được gọi là Ngày Quốc Tế Hòa Bình -- International Day of Peace. Đó là ngày theo quy định của Liên Hiệp Quốc,
Hình ảnh cắp sách tới trường là đẹp vô ngần, trong trí nhớ chúng ta. Rời tay mẹ, bước tới trường, ngồi nghe cô giáo dạy, từng chữ ghi vào trí nhớ… Hôm nay chữ a, ngày mai chữ b… Nhưng bây giờ đã không còn như xưa.
Thương con cho roi cho vọt, Ghét con cho ngọt cho bùi”, câu ca dao này của người xưa vãn đúng cho đến ngày nay. “Roi vọt” đây không chỉ có nghĩa là đánh đòn con cái,
Tại sao người thân làm quan? Có phải là thời phong kiến, khi tài sản cả nước chỉ nằm trong tay một hoàng gia và vài chục ông quan? Hình như không có gì khác với thời xa xưa cả,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.