Hôm nay,  

Tan Nát Đình Cổ Ơ Huế

30/07/200700:00:00(Xem: 2877)

Bạn,
Theo báo quốc nội, thành phố Huế hiện có khá nhiều "làng trong phố". Tuy nhiên, hàng chục ngôi đình, trung tâm của các ngôi làng nổi tiếng, hiện đang xuống cấp trầm trọng. Có nhiều ngôi đình bị tàn phá, nguy cơ xóa sổ.  Khảo sát của các chuyên viên khảo cổ Huế tại 25 phường, xã trong thành phố Huế cho biết, có ít nhất 53 ngôi đình làng còn lại đến ngày nay. Đa số các đình đều trải qua một thời làm nơi sản xuất, hoặc làm kho của các  hợp tác xã và phần lớn đang rệu rã, xuống cấp trầm trọng. Báo Tiền Phong ghi nhận thực trạng này như sau.

Tại phường Phú Hiệp, có đình làng Thế Lại Thượng được  công nhận là "di tích Quốc gia" năm 1999 nằm trên đường Bạch Đằng, phường Phú Hiệp. Đây là ngôi đình rất nổi tiếng với kiến trúc cổ ba gian hai chái, mái ngói âm dương rất độc đáo. Tuy nhiên, nay nó bị biến thành trường tiểu học Phú Hiệp. Tám phòng học của ngôi trường này chia thành hai dãy "chầu" hai bên sân. Nội thất điện chính được nhà trường biến thành nhà kho chất đầy bàn ghế.Di tích "lịch sử văn hóa cấp Quốc gia" khác là đình làng Phú Xuân (đường Thái Phiên, phường Tây Lộc). Về đêm, cả khu đình, đặc biệt nhà tiền đình trở thành nơi tiêm chích của các con nghiện và là nơi tình tự của các cặp tình nhân... Còn đình làng Dương Phẩm, nằm trên đường Phan Đình Phùng, hướng ra sông An Cựu, cạnh trung tâm thành phố Huế thì ngay sau bức bình phong cổ kính rêu phong là cái sân rộng của đình ngổn ngang những đống cát sạn lớn. Một nhà dân gần đó đã biến sân đình thành bãi đúc gạch. Chung quanh sân là nhà cửa, phần lớn đều tạm bợ, nhếch nhác, lấn sang trước mặt đình.

Hầu hết các ngôi đình của các làng nổi tiếng trong thành phố Huế đều có một số phận riêng. Đình làng Kim Long- một kiến trúc nổi tiếng trong hệ thống làng ở Huế - trở thành chợ Kim Long suốt mấy chục năm qua. Trong khu vực sân người ta xây thêm một cái đình chợ thật lớn. Với đình làng Xuân Dương (đường Chi Lăng, phường Phú Hậu), kiến trúc một gian hai chái gần 150 tuổi, mái ngói đã đổ sụp từ lâu hiện được lợp bằng tôn lạnh. Khuôn viên thì bị nhiều  gia đình lấn chiếm. Kiến trúc tuy còn nguyên vẹn nhưng mái ngói có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Rường gỗ lâu ngày không được sửa chữa, đang mục ruỗng. Chúng có thể đổ sụp bất cứ lúc nào. Đình làng Vỹ Dạ, một kiến trúc nổi tiếng nhưng kết cấu nội đình cũng đang bị xuống cấp.

Bạn, 
Cũng theo báo TP, hầu hết các người già trong các ngôi "làng trong phố" mà  phóng viên đến khảo sát đều cho rằng đình làng xuống cấp là do không có kinh phí. Bởi trước đây, mỗi làng đều có một khoảnh ruộng công, hàng năm cho thuê lấy lợi nhuận để cúng tế và tu sửa đình. Nhưng sau này không còn ruộng công nữa, nên không có kinh phí để làng sửa chữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.