Hôm nay,  

Sân Khấu "ăn Đong"

19/07/200700:00:00(Xem: 3303)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, trong sinh hoạt sân  khấu kịch nghệ, cải lương tại Sài Gòn, khi nhắc đến chuyện rạp hát, không ít đoàn nghệ thuật tỏ ra lo ngại, bởi sân khấu thành phố Sài Gòn đang rơi vào tình trạng "ăn đong", diễn được ngày nào hay ngày đó. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Hiện nay, hầu hết các sân khấu kịch tại TPSG luôn sáng đèn thường xuyên như: Kịch IDECAF, số 7 Trần Cao Vân, Sài Gòn, Phú Nhuận... đều thuê mướn mặt bằng làm sàn diễn.

Đạo diễn Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Sân khấu Kịch IDECAF than thở: "Chúng tôi hoạt động được ngày nào, mừng ngày đó. Tất cả các rạp chúng tôi đang biểu diễn hàng đêm đều thuê mướn, phải trả tiền hàng tháng. Hôm nay, có thể diễn đó, nhưng biết đâu mấy tháng sau, đơn vị chủ quản đòi lại, xem như mất sàn diễn như chơi... Giá như  thành phố có quỹ đất dành cho văn hóa, hỗ trợ cho các sân khấu xã hội hóa thuê dài hạn mấy mươi năm để xây dựng những rạp hát hiện đại thì hay biết mấy...".

Hiện nay, những sàn diễn hiện đại chỉ có trong giấc mơ, bởi khi đi xem kịch khán giả vẫn còn phải chui vô các rạp hát nhỏ bé, cũ kỹ, ọp ẹp... Thậm chí, như sân khấu của Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần còn "đánh đố" khán giả lớn tuổi, khi sàn diễn nằm chót vót tận tầng 3 không hề có thang máy. Chưa kể, ghế ngồi của sân khấu này cũng khá đặc biệt, bởi khán giả ngồi những hàng sau phải leo lên những chiếc ghế cao ngất..Có thể nói, chính sự cũ kỹ, lạc hậu của các rạp hát kịch hiện nay là rào cản đáng kể trong việc kéo khán giả đến với các sàn diễn kịch. Có một đạo diễn buồn bã khi so sánh giữa sân khấu Việt Nam với các nước khác: "Đi nước ngoài xem vở diễn, chỉ cần nhìn việc thay đổi cảnh trí của họ là đủ ghiền rồi. Tất cả cảnh trí đều được điều khiển thay đổi bằng máy móc, khán giả không nghe một tiếng động. Còn sân khấu của ta, khi hết cảnh, chuyển cảnh, hậu đài phải hối hả vác cảnh trí chạy cho kịp giờ...".

Ở rạp hát cải lương (rạp Hưng Đạo), cơ sở vật chất cũng chẳng khá hơn các sàn diễn kịch chút nào, thậm chí còn tệ hại hơn rất nhiều. Rạp hát Hưng Đạo được xây dựng từ những năm 1960 của thế kỷ trước, đến nay, đang xuống cấp trầm trọng: mái tôn bị dột, gây ẩm ướt, hoen ố, mục nát, la- phông trong khán phòng trông rất mất mỹ quan và thiếu an toàn cho khán giả; các vách tường bị nước mưa thấm ướt nhiều năm nên những lớp vôi bị bong tróc, nhiều chỗ bị nứt có nguy cơ sụp đổ...

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, không chỉ riêng những người làm sân khấu cải lương chịu khổ, ngay các diễn viên của loại hình nghệ thuật xiếc cũng thật cực nhọc khi đi tìm điểm diễn.. Bên cạnh nỗi buồn của kịch, nỗi khổ của cải lương, xiếc, loại hình nghệ thuật nhạc giao hưởng-vũ kịch ở TPSG càng thê thảm hơn. Từ khi hình thành và phát triển đến nay, Nhà hát Giao hưởng-vũ kịch TPSG chưa có được một sàn diễn đúng nghĩa. Hàng tháng, nhà hát muốn có chương trình  công diễn không còn cách nào khác là phải "diễn ké" tại Nhà hát  Thành phố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.