Hôm nay,  

Dựng Nhà Trên Đê Biển

13/07/200700:00:00(Xem: 3251)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, gần một tháng qua, sau mỗi một đêm người dân sống ven biển Tây Cà Mau lại thấy có thêm nhiều căn nhà mới mọc lên ngay trên đê biển Tây. Những căn nhà đang tấn công ào ạt khiến con đê biển bị sạt lở trầm trọng. Trong khi đó, theo Chi cục Thủy lợi Cà Mau, mới chỉ đầu mùa mưa nhưng đoạn đê biển Tây Cà Mau đã bị sạt lở 12 điểm, có nơi bị xói sâu hàm ếch vào thân đê có thể bị vỡ. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về thảm họa này như sau.

Đê biển Tây đoạn đi ngang địa bàn thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang bị xâm hại nghiêm trọng. Ông Trần Văn Quân, người dân ở khóm 6, thị trấn Sông Đốc, cho biết: "Mỗi sáng mở mắt ra lại thấy trên đê biển mọc thêm mấy căn nhà mới. Có bữa mọc đến bốn, năm căn". Đoạn đê dài gần 1km từ cửa Sông Đốc về hướng huyện Phú Tân hiện đã đầy rẫy nhà cửa, công trình phụ. Một viên chức địa phương cùng  phóng viên đi đếm thử có tất cả 42 căn nhà cây lá tạm bợ. Một vài chỗ trống trên bờ đê cũng đã được dọn sẵn nền.

Ghé vào một căn nhà trên đê,  phóng viên được bà chủ căn nhà mới mọc lên còn chưa hoàn chỉnh tên Lê Thị Nhanh thản nhiên cho biết: "Không có tiền ăn, nói chi đến tiền thuê nhà nên ra đê dựng chòi ở đại. Khi nào nhà nước đuổi thì đi". Tìm hiểu thêm nhiều gia đình khác cũng vậy, họ đều đến đê bám trụ vì không tìm ra nền nhà. "Không chỉ khu vực này mà do thiếu kiên quyết nên ở phía bờ bắc cửa Sông Đốc đang có khoảng 600 căn nhà của dân cư cất trên thân đê biển Tây. Hiện có nhiều gia đình cư dân cất luôn nhà kiên cố trên đê", một viên chức ở UB thị trấn Sông Đốc cho biết.


Cất nhà cửa, công trình phụ xâm hại đê biển Tây không là chuyện mới mà xảy ra từ nhiều năm nay trên diện tích rộng, nhất là với các cửa biển đông dân cư như cửa Sông Đốc. Thế nhưng, đến thời điểm này nạn xâm hại đê vẫn chưa được ngăn chặn. Ủy ban thị trấn Sông Đốc cho nguyên nhân do còn một số cơ chế, qui định của pháp luật chưa thật sự phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương".Một nguyên nhân khác là sự dễ dãi, không cương quyết bảo vệ đê điều của các ủy ban  khóm, ấp. Ông Lê Văn Nhanh là một trong những cư  dân có nhà trên đê (trong dãy nhà mới mọc trên đê biển Tây ở Sông Đốc), nhưng hỏi ra ông cũng là người trong đội cơ động khóm 6, thị trấn Sông Đốc. Ông cho biết: "Do làm trong đội cơ động nhiều năm, cũng có chút công cán nên các chú, các anh   trong ủy ban khóm chấp nhận cho dựng tạm căn nhà trên đê để ở, khi nào  bị đuổi thì đi".

Bạn,

Cũng  theo báo Tuổi Trẻ, cơ quan chức năng thị trấn Sông Đốc đã từng đến kêu gọi dân di dời trong thời hạn mười ngày, có làm cam kết hẳn hòi. Nhưng dân không chịu đi, cứ "hẹn lần hẹn lữa", và tình trạng  xâm hại đê điều lại tái diễn với nguy cơ sạt lở đê biển. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.