Hôm nay,  

Xóm Bốn Không

03/07/200700:00:00(Xem: 2960)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại tỉnh Thái Nguyên, miền Bắc VN, có một xóm  cư dân rất nghèo sống cách thành phố tỉnh lỵ không bao xa. Xóm này gồm  những gia đình công nhân của 1 công ty đã giải thể từ năm 1990.  Mười bảy  năm qua, họ bị "rơi tự do". Mọi người trong xã gọi 44  gia đình cư  dân ngụ cư nơi đây là xóm 4 không: "Không có hộ khẩu, không giấy tờ đất đai nhà cửa, không việc làm, không có tư cách pháp nhân." Họ lầm lũi kiếm sống đủ nghề để qua ngày. Báo SGGP ghi nhận tình cảnh của cư dân xóm này qua đoạn ký sự như sau. 

Dẫn phóng viên vào khu tập thể đã xuống cấp quá mức, ông trưởng xóm Phạm Văn Sảng kể quê ông ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Xóm Yên Phú này có 2 khu, khu Suối Vìn là nơi công nhân ở, còn xóm bên cạnh là dân bản địa sinh sống. Từ những năm 1960, khi ấy Công ty Xây lắp 2, thuộc Bộ Cơ khí luyện kim tuyển dụng đa số là người ở miền xuôi từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam... lên Thái Nguyên làm việc.. Sau đó, công ty đổi tên thành Công ty Vật liệu xây dựng Bắc Thái, nhiệm vụ là cung cấp vật liệu xây dựng cho thành phố công nghiệp Thái Nguyên.

Sau ngày xóa bỏ "chế độ bao cấp", công ty cạnh tranh yếu kém, không đứng vững nổi. Khi công ty giải thể, mọi người chạy khắp nơi tìm việc, người về quê, người đi nơi khác, còn lại 44  gia đình không biết đi đâu nên trụ lại. Họsống quây quần bên mỏ đá Suối Vìn. Không chế độ, chính sách gì nên mọi người phải nhọc nhằn mưu sinh qua ngày.Gia đình chị Nguyễn Thị Yên, ở quê có nghề truyền thống làm bánh đa. Vậy là chị sản xuất bánh đa khô để bán. Gia đình bác Bùi Văn Tiến, nghe đâu ở quê có nghề nấu rượu, nên bác làm nghề nấu rượu. Đó là một vài người có tay nghề, còn phần lớn là mọi người vào mỏ đá Suối Vìn đập đá mưu sinh. Khai thác đá xây dựng là sở trường của những người công nhân này, nhưng vì cảnh "4 không" khiến họ thiệt đủ đường. Khai thác đá phải có giấy phép, đi xin phép thì chính quyền cơ sở không cho vì không biết căn cứ vào đâu. Hộ khẩu tại xã, không có. Công ty "mất rồi" thì ai chịu trách nhiệm... Thế là mấy cái nguyên tắc đã làm cho cuộc sống những người dân nơi đây khổ thêm. Lúc đầu còn nhặt nhạnh đá tảng, đá nhỏ lại từng khối mang bán được. Về sau, muốn khai thác thì phải nổ mìn phá đá, nổ mìn trộm được vài lần thì bị chính quyền nhắc nhở, sau là cấm. Vậy là mọi người phải đi làm thuê khắp nơi. Người sang Trại Cau (huyện Đồng Hỷ) làm nghề mót quặng. Người ra sông Cầu làm nghề xúc cát thuê, người lại đi tìm vận may bằng nghề đào vàng trên Na Rì (tỉnh Bắc Kạn).

Bạn,

Cũng theo báo SGGP,  cả xóm, nhà nào cũng nhếch nhác, những dãy nhà tập thể cũ kỹ từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước đã sắp "trở về" với cát bụi mà người dân hàng ngày vẫn phải gắng gượng để ở. Buồn bã về chuyện cư trú, ông trưởng xóm nói: "Chúng tôi đã xa quê hương đến 30 năm rồi, vậy mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Mỗi lần về quê cũ, mọi người hỏi thăm vẫn phải nói dối là nghỉ hưu rồi chứ thực ra có chế độ gì đâu."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.