Hôm nay,  

Sự Tích Về Đất Hà Tiên

03/05/200700:00:00(Xem: 5207)

Bạn,

Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, tại miền Tây Nam phần, khu vực Hà Tiên không chỉ là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp đã đi vào lịch sử như: hòn Phụ Tử, Thạch động, núi Đá Dựng, Mũi Nai... mà còn ẩn chứa nhiều sự tích xa xưa và các câu chuyện kể về một thời mở đất. Tại Hà Tiên, có khu lăng mộ họ Mạc, mà người dân hay gọi là miếu Ông Lịnh. Nơi đây có 45 ngôi mộ, tọa lạc trên núi Lăng còn có tên Bình San, cao 53m, bốn mùa hoa nở.  Báo CA Thành phố SG ghi nhận về đất Hà Tiên và dòng họ Mạc qua đoạn ký sự như sau.

Tại quần thể di tích núi Bình San (lăng Mạc Cửu) có ngôi miếu cổ "Mạc Công Miếu", ngay trước miếu là 3 ao sen, bước vào trong là tọa đình cổ, nơi có bài thơ chữ Nôm "Hà Tiên Thập Cảnh" của Mạc Thiên Tích (con trai Mạc Cửu), người khai sinh ra tao đàn văn thơ Chiêu Anh Các. Sau khi vào miếu thắp nhang tưởng nhớ các vị khai trấn công thần, du khách bước ra cửa hông, nơi có ngôi mộ lớn nhất là của ông Mạc Cửu. Lăng mộ nằm gần đỉnh núi có hình bán nguyệt, xây theo kiểu Trung Quốc xưa, hai bên có văn quan, võ tướng đứng hầu. Bên ngọn đồi phía nam là mộ bà Mạc Cửu, phía dưới là mộ của Mạc Thiên Tích và con cháu các đời sau.

Mạc Cửu sinh ngày 8-5-1655 ở Quảng Đông (Trung Quốc), không thuần phục nhà Thanh nên ông rời bỏ quê hương năm 17 tuổi và lưu lạc khắp nơi. Sau cùng, ông dừng chân và xin được lập nghiệp tại Mang Khảm (nay là Hà Tiên). Mạc Cửu là người có công khai sáng đất Hà Tiên, ông tập hợp người dân tứ xứ cùng sinh sống, giúp họ phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XVIII, quân Xiêm ập đến cướp phá Mang Khảm nên Mạc Cửu xin sát nhập bảy xã ven biển vào đàng trong để dễ bề bảo vệ. Chúa Hiền Tông Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) đã phong cho Mạc Cửu là Tổng Binh trấn Hà Tiên. Sau khi quân Xiêm rút về nước, năm 1718 ông tiếp tục mở rộng vùng kinh tế bằng cách trao đổi, buôn bán hàng hóa với các nước láng giềng. Mùa hè 1735 ông qua đời và được phong tước Cửu Lộc Hầu. Sau đó con ông là Mạc Thiên Tứ (1706 - 1780) thay cha và đổi tên thành Thiên Tích.

Bạn,

Cũng theo báo CA, hàng năm, cứ đến tiết Thanh minh, người dân địa phương lại sửa sang, trang hoàng mộ Mạc Cửu và quay heo, gà mang lên cúng. Người dân tảo mộ dòng họ Mạc suốt tháng mà không quy định ngày chính. Trong khung cảnh trang nghiêm của khu miếu cổ hòa trong hương khói mờ ảo, du khách sẽ được ngắm cảnh, thưởng thức thơ ca để cùng nhớ về mùa xuân năm Bính Thìn (1736), Mạc Thiên Tích khai hội tao đàn Chiêu Anh Các.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.