Hôm nay,  

Hiểm Họa Từ Titan

06/09/201000:00:00(Xem: 2875)

Hiểm Họa Từ Titan

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, thời gian gần đây, thông tin về việc tỉnh Bình Thuận tổ chức khai thác titan ở xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình đã khiến cho dư luận quan tâm, bởi khu vực khai thác tiếp giáp với vùng trọng điểm du lịch biển nổi tiếng Mũi Né.  Các chuyên viên  báo động rằng việc khai thác titan ở   địa phương này không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trong vùng mà còn là nguy cơ đe dọa môi trường du lịch. Báo Người Lao Động ghi nhận về hiểm họa này tại một ngôi làng  của xã nói trên qua bản tin như sau.
Trên  địa bàn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, có một ngôi làng nhỏ chừng hơn 50 nóc nhà thuộc thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Cư dân sống ở đây chủ yếu là ngư dân đánh bắt gần bờ, đa số lưới cá, tôm, cua... bằng thuyền thúng. Việc những cơ sở khai thác titan ở đây, mà người trong vùng quen gọi là "cát đen", không bảo đảm những quy định về bảo vệ môi trường như một "cơn bão" ập qua xóm nghèo này. Cuộc sống thiếu thốn vật chất nay lại càng thêm vất vả khi họ phải đối mặt với việc hàng loạt giếng nước sinh hoạt trong làng nhiễm mặn


Trên tuyến đường 716 tìm đến ủy ban xã Hòa Thắng,  phóng viên vào một quán nước bên đường và tình cờ biết được câu chuyện về ngôi làng ven biển ấy. Cô chủ quán nước, cũng là một người dân trong làng, ngậm ngùi kể: "Đã gần 3 năm nay, các giếng nước trong làng vốn trong lành bỗng dưng mặn chát. Nhiều giếng, nước bị vàng, đục, lợn cợn. Dân làng bỏ giếng cũ đào giếng mới nhưng nếu may mắn đào được giếng nước trong thì cũng chỉ dùng được một thời gian ngắn rồi nước lại mặn, lại vàng như giếng cũ. Mấy năm sống thiếu nước sạch, dân làng khổ lắm..."
Qua khảo sát của Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bình Thuận kết hợp với Viện Địa lý - Tài nguyên TPSG vào cuối năm 2009 , báo động rằng nhiều cơ sở khai thác titan ở Hòa Thắng đã dùng nước mặn (nước biển pha loãng) để tuyển quặng, thay vì dùng nước ngọt như quy định. Việc làm này đã làm nhiễm mặn các mạch nước ngầm trong khu vực.
Bạn,
 Báo Người Lao Động dẫn lời 1cư dân tên là Lê Thị Hồng Gấm, cho biết: "Để khắc phục hậu quả, Công ty Đường Lâm, đơn vị khai thác titan ngay cạnh làng, đã cấp nước sạch cho một số  gia đìnhä trong làng. Với mức được cấp 2 thùng (loại 20 lít) mỗi ngày cho một gia đình không đủ nước cho ăn uống nói chi đến các sinh hoạt khác. Nhà nào ít người thì đỡ, nhà có cả chục người thì khó khăn vô cùng... Với lại, chỉ có một ít nhà được cấp, đa phần phải sử dụng nước giếng nhiễm mặn, bẩn vì không còn nguồn nước khác".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.