Hôm nay,  

Hiểm Họa Từ Titan

06/09/201000:00:00(Xem: 2865)

Hiểm Họa Từ Titan

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, thời gian gần đây, thông tin về việc tỉnh Bình Thuận tổ chức khai thác titan ở xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình đã khiến cho dư luận quan tâm, bởi khu vực khai thác tiếp giáp với vùng trọng điểm du lịch biển nổi tiếng Mũi Né.  Các chuyên viên  báo động rằng việc khai thác titan ở   địa phương này không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trong vùng mà còn là nguy cơ đe dọa môi trường du lịch. Báo Người Lao Động ghi nhận về hiểm họa này tại một ngôi làng  của xã nói trên qua bản tin như sau.
Trên  địa bàn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, có một ngôi làng nhỏ chừng hơn 50 nóc nhà thuộc thôn Hồng Chính, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Cư dân sống ở đây chủ yếu là ngư dân đánh bắt gần bờ, đa số lưới cá, tôm, cua... bằng thuyền thúng. Việc những cơ sở khai thác titan ở đây, mà người trong vùng quen gọi là "cát đen", không bảo đảm những quy định về bảo vệ môi trường như một "cơn bão" ập qua xóm nghèo này. Cuộc sống thiếu thốn vật chất nay lại càng thêm vất vả khi họ phải đối mặt với việc hàng loạt giếng nước sinh hoạt trong làng nhiễm mặn


Trên tuyến đường 716 tìm đến ủy ban xã Hòa Thắng,  phóng viên vào một quán nước bên đường và tình cờ biết được câu chuyện về ngôi làng ven biển ấy. Cô chủ quán nước, cũng là một người dân trong làng, ngậm ngùi kể: "Đã gần 3 năm nay, các giếng nước trong làng vốn trong lành bỗng dưng mặn chát. Nhiều giếng, nước bị vàng, đục, lợn cợn. Dân làng bỏ giếng cũ đào giếng mới nhưng nếu may mắn đào được giếng nước trong thì cũng chỉ dùng được một thời gian ngắn rồi nước lại mặn, lại vàng như giếng cũ. Mấy năm sống thiếu nước sạch, dân làng khổ lắm..."
Qua khảo sát của Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bình Thuận kết hợp với Viện Địa lý - Tài nguyên TPSG vào cuối năm 2009 , báo động rằng nhiều cơ sở khai thác titan ở Hòa Thắng đã dùng nước mặn (nước biển pha loãng) để tuyển quặng, thay vì dùng nước ngọt như quy định. Việc làm này đã làm nhiễm mặn các mạch nước ngầm trong khu vực.
Bạn,
 Báo Người Lao Động dẫn lời 1cư dân tên là Lê Thị Hồng Gấm, cho biết: "Để khắc phục hậu quả, Công ty Đường Lâm, đơn vị khai thác titan ngay cạnh làng, đã cấp nước sạch cho một số  gia đìnhä trong làng. Với mức được cấp 2 thùng (loại 20 lít) mỗi ngày cho một gia đình không đủ nước cho ăn uống nói chi đến các sinh hoạt khác. Nhà nào ít người thì đỡ, nhà có cả chục người thì khó khăn vô cùng... Với lại, chỉ có một ít nhà được cấp, đa phần phải sử dụng nước giếng nhiễm mặn, bẩn vì không còn nguồn nước khác".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.