Hôm nay,  

Nguy Cơ Sạt Lở Ở Sài Gòn

22/05/201000:00:00(Xem: 3430)

Nguy Cơ Sạt Lở Ở Sài Gòn

Bạn,
Theo thống kê mới nhất của ngành các chức năng, trên địa bàn thành phố Sài Gòn hiện có 42 "điểm nóng" có nguy cơ sạt lở cao.  Hiện tượng sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch và kể cả bờ biển trên địa bàn  thành phố  đã xảy ra từ lâu và thuộc loại chuyện không mới nhưng năm nào cũng có chuyện để nói, nhất là vào "mùa" sạt lở từ tháng 6 đến tháng 8 Dương lịch hàng năm.  Báo SGGP ghi nhận về nguy cơ này qua bản tin như sau.
Theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão TPSG , hiện nay toàn thành phố có 42 vị trí thuộc dạng nguy cơ cao về sạt lở, trong đó 40 điểm sạt lở bờ sông và 2 điểm sạt lở bờ biển. So với cách đây gần 1 năm, số lượng vị trí có nguy cơ sạt lở tuy có giảm đi đáng kể (từ 100 điểm còn 42 như hiện nay), nhưng thực trạng hầu như không thay đổi. Đơn giản vì 42 "điểm nóng" có nguy cơ sạt lở này nằm ở những vị trí "nhạy cảm" đã thế lại dàn trải trên địa bàn nhiều quận huyện, chẳng hạn như tại khu vực cầu Giồng Ông Tố, đường Nguyễn Thị Định-quận 2; bờ kênh Tẻ tại khu vực bến xe buýt ở quận 4; khu vực bến đò Long Đại trên sông Tắc-quận 9; khu vực từ nhà hàng Gấu Misa đến đầu tuyến kè Lasan Mai Thôn thuộc quận Bình Thạnh; khu vực bến đò Bình Quới, phường Linh Đông quận Thủ Đức; khu vực cầu Hiệp Phước, cả về phía hạ lưu lẫn thượng lưu thuộc huyện Nhà Bè; bờ tả sông Soài Rạp tại khu vực phà Bình Khánh...


Hậu quả của tình trạng sạt lở đất ven sông, kênh, rạch và bờ biển rất đáng lo ngại. Trong số 30 vụ sạt lở năm ngoái, có 3 căn nhà bị chuồi xuống sông, 2 căn nhà sạt lở một phần và hơn 4.000m2 đất, hoa màu, công trình kiến trúc bị "hà bá nuốt" chỉ trong chớp mắt. Những thiệt hại vật chất có thể đo đếm, nhưng thiệt hại vô hình về tinh thần không thể nào tính đúng tính đủ. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão TPSG đã chỉ ra gần chục nguyên nhân dẫn tới tình trạng sạt lở ven sông, kênh, rạch và bờ biển trên địa bàn. Đáng chú ý như đặc điểm địa chất, địa hình, chế độ thủy văn, thủy lực dòng chảy. Đặc biệt là đặc điểm thủy triều biển Đông đã làm thay đổi đường bão hòa thấm, áp lực thấm, trọng lượng khối đất mép bờ sông hoặc tạo nên những dòng nước xoáy tác động vào vùng hoặc khu vực có nền đất yếu để hình thành các hàm ếch rất nguy hiểm.Thế nhưng ngoài các yếu tố thuần túy thuộc về tự nhiên như thế, thật đáng buồn khi còn có hàng loạt tác nhân do con người. Xây dựng nhà cửa, kho hàng, vật kiến trúc, lập bến bãi sát mép bờ đã làm gia tăng tải trọng trên nền đất yếu từ đó gây ra hiện tượng nén lún, ép trồi khối đất bờ ra mái bờ và phá vỡ tính ổn định kết cấu mái bờ sông.
Bạn,
Báo SGGP phân tích rằng song song đó hoạt động kinh doanh khai thác cát trái phép tích tụ nhiều năm đã tạo ra hàm ếch, làm thay đổi dòng chảy gây nên những xáo trộn bất thường. Trong khi đó, công trình bờ kè xây dựng lại làm "tự phát không theo quy hoạch", không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về chống sạt lở.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.