Hôm nay,  

Đất Vườn Trôi Sông

27/04/201000:00:00(Xem: 3084)

Đất Vườn Trôi Sông

Bạn,
Chuyện kể trong lá thư này xảy ra tại 1 xã của tỉnh Quảng Bình. Đó là xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, có con sông chảy qua xã này đang  trở thành mục tiêu các nhóm dân khai thác  cát trộm. Vào ban đêm,  những con đò của nhóm người mà dân địa phương gọi  là sa tặc đã gây sạt lở, nhiều đất vườn, nhà của cư dân bị trôi sông.   Thêm vào đó, người  dân còn bị hành  hạ vì tiếng máy hút cát rầm rầm bên tai. Báo Thanh Niên ghi nhận thực trạng này qua bản tin như saụ
Tại xã Mỹ Thủy, các đò lấy cát thường tập trung hoạt động vào ban đêm, từ khoảng 0 giờ đến 4 giờ sáng để tránh sự truy bắt và phát  giác của  cơ quan chức năng địa phương. Cứ đêm về, vừa chợp mắt là chị L. lại không ngủ được bởi tiếng máy hút cát đánh rầm rầm bên tai, vì tiếng máy đã đành, chị còn bồn chồn hơn với suy nghĩ ngôi nhà mình bị cuốn mất trong thời gian tới đây. Thế là chị lại vùng dậy ra vườn trong đêm tối dù mưa gió hay giá rét. Chị lấy hơi la, họ cũng mặc, nhiều khi những người dưới đò lại văng tục cho chị xấu hổ mà vào; chị tập kết đá vào vị trí rồi ném xuống sông nhưng sức phụ nữ có hạn, chỉ ném được gần, "mình ném để hù dọa mà". Ở dưới sông cũng không vừa, các "sa tặc" dùng đá ném ngược trở lại. Có lần chị theo mấy chiếc đò về bãi đổ cát, tiến đến mấy người làm nhỏ nhẹ: "Tôi van xin mấy anh phải khai thác đúng quy định, đúng vị trí. Nhà tôi sắp sập rồi, nhà tôi cũng như nhà mấy anh mà". Nhưng đâu có ai nghe.


Một đêm mưa rét, chị lại ra nhưng rồi tức tưởi trở vào khóc nức nở bên ống nghe máy điện thoại khi điện cầu cứu trực ban công an huyện Lệ Thủy. Sau đó chị viết một mạch đến sáng bức thư thấm đẫm nước mắt dài 2 trang giấy gửi lên  uỷ ban huyện. Thư có đoạn: "Không chỉ họ lấy cát ở khu vực nhà dân chúng tôi mà còn hút ngay dưới chân cầu Mỹ Trạch. Trước đây, nhân viên đường sắt cũng phải vác đá ném mới bớt, nhưng giờ lại như cũ".
Nếu xảy ra  tai họa với cầu Mỹ Trạch thì hậu quả sẽ khôn lường vì ảnh hưởng đến đường sắt Bắc-Nam
Theo quy định, khu vực cấm hoạt động khai thác cát, sạn trên sông Kiến Giang là đoạn từ cống An Lạc, xã Lộc Thủy đến vị trí  hợp tác xã Thống Nhất, xã Mỹ Thủy. Điều oái oăm là đoạn sông ngang vị trí thôn Mỹ Trạch và Mỹ Hà (không được phép khai thác) lại có cát tự nhiên đẹp và nhiều, nên vẫn bị "sa tặc" dai dẳng tấn công.
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, trong thời gian qua, tuy  uỷ ban huyện đã ra nhiều công văn, chỉ thị yêu cầu các ban ngành, địa phương cấp xã liên quan tăng cường quản lý; cũng có đoàn liên ngành được thành lập. Thế nhưng xem ra chẳng có hiệu quả vì đó chỉ là những con chữ trên mặt giấy. Và khai thác cát trái phép vẫn diễn ra, người dân tiếp tục kêu cứu nhưng uỷ ban  xã bất lực.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.