Hôm nay,  

Chợ Lao Động Cuối Năm

24/01/201000:00:00(Xem: 3036)

Chợ Lao Động Cuối Năm

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, dần đến cuối năm, trên các nẻo đường của các thành phố lớn tại VN lại nhộn nhịp các chợ "lao động". Người đứng trên vỉa hè, người ngồi quán nước, từng nhóm chăm chăm chờ người đến tìm thuê. Khi có khách thì ùa ra vây kín, trao đổi, rồi cả nhóm "đua xe" lên đường, giành nhau để có việc làm, "nhộn nhịp" cả một góc phố.  Báo Lao Động ghi nhận toàn cảnh về chợ lao động tại Hà Nội qua bản tin như sau.
Tại Hà Nội, người lao động tự do thường đi theo nhóm đồng hương: Dọc dốc Bưởi, có gần 100 lao động, chủ yếu dân miền biển Nam Định và Thanh Hóa. Nơi tập trung nhiều lao động khác là cầu Văn Điển, cầu Chương Dương, vườn hoa Hà Đông, trên đường Nguyễn Trãi gần chợ Phùng Khoang nơi tập trung dân Thanh Hóa, Nam Định... Tại dốc Bưởi, phóng viên được nghe câu chuyện của ông Nguyễn Văn Hùng (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa).
Ông Hùng có 4 người con, gia đình làm ruộng nhưng các con ông học hành giỏi giang, hiện hai con gái đang học đại học ở Hà Nội và ông vẫn còn bố mẹ già phải chăm sóc. Ông Hùng tâm sự: "Ở quê ruộng ít lại không có nghề phụ. Mấy sào ruộng không nuôi đủ 8 miệng ăn. Thế nên khi cô con gái đầu đỗ đại học, tôi liền ra Hà Nội làm "cửu vạn". Con đầu chưa ra trường, lại đến đứa thứ hai vào đại học, tôi lại tiếp tục bám trụ với công việc mưu sinh vất vả ở thành phố để nuôi hai con. Nhiều lúc gặp người khó tính kỳ kèo từng đồng còn mắng chửi thậm tệ". Nhưng vì mưu sinh, chỉ cần có tiền lo cho gia đình và nuôi con ăn học là ông chấp nhận tất cả. Không riêng ông Hùng, nơi này còn rất nhiều cảnh đời, nhiều người cha đi làm "cửu vạn" vì tương lai của các con.


Ở chợ lao động, không chỉ có phái mạnh mà còn có sự góp mặt của cánh chị em. Nhất là khi công việc đồng áng đã xong xuôi. Chị Lê Thị Trâm (30 tuổi) quê Nam Định, đã có thâm niên bán sức lao động ở chợ Phùng Khoan ngót 5 năm tâm sự: "Chúng tôi làm đủ mọi việc từ mang vác hàng hóa, dọn nhà, đánh vữa, nạo vét cống, chở cát đến các công trường... tới việc đào bới đập phá nhà, san lấp đường... miễn là có thể kiếm ra tiền". Trước cổng Bệnh viện Tuệ Tĩnh, "chợ người" có hơn 100 người cả nam lẫn nữ (độ tuổi từ 17 - 55), ngồi thành nhiều nhóm, tập trung ở đây chờ việc.
Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, trước cổng bệnh viện nói trên, phóng viên quan sát khá lâu mới thấy có người đến thuê, lúc này trong nhóm người lao động ở đây, họ phải tranh giành nhau bất chấp đường sá, xe cộ chạy đông. Vừa có người đến thuê là cả đoàn đua nhau đạp xe, ai đến trước làm trước thì có việc, ai đến sau coi như bỏ sức mà không kiếm được gì.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.