Hôm nay,  

Thảm Họa Ở 1 Làng Chài

08/10/200900:00:00(Xem: 3070)

THẢM HỌA Ở 1 LÀNG CHÀI

Bạn,
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, có làng Sơn Trà, xã  Bình Đông, huyện Bình Sơn, nằm dọc bờ biển và ngay sát nhà máy đóng tàu Dung Quất, là một làng chài bình yên bao năm nay với con sông Trà Bồng chảy trước mặt. Mùa bão lũ, ngư dân mang ghe tàu vào sông tránh gió bão, coi như an toàn. Thế nhưng cái giới hạn an toàn đó nay không còn sau cơn bão số 9.  Cả một làng chài tan tác vì dân thiếu thông tin về bão, không chuẩn bị chống bão như ghi nhận của báo Sài Gòn Tiếp Thị qua bản tin như sau.
Chỉ trong một buổi , bão đã tàn phá 149 căn nhà gồm đồ đạc ở xã Bình Đông, ít nhất 85% nhà tốc mái, hầu hết thiệt hại đều nằm ở thôn Sơn Trà. Cái hoạ của làng biển nơi đây chưa dừng lại, bão vô, sóng lớn đánh đã đẩy ít nhất 35 tàu ghe đánh cá trôi dạt khắp nơi.


Hai bên bờ sông Trà Bồng, những điểm trú ẩn được coi là an toàn của tàu ghe, bị sóng gió thổi tung. Đứt dây neo, ghe tàu trôi ngược lên thượng nguồn, đi mỗi ngả mỗi chiếc. Lội qua bãi sình và vòng ra sau núi, ông Nguyễn Xuân Hoà mới tìm thấy cái ghe lưới rút của mình, nay nó nằm vắt trên bãi đá, khoang vỡ lỗ chỗ. Chỉ tay về phía đầu cầu Trà Bồng, ông ước lượng chiếc ghe đã bị trôi gần ba cây số. Tuy còn xài được một số bộ phận nhưng ông phải cắn răng bỏ ghe vì không cách nào đưa ghe từ ghềnh đá xuống nước được. Khi bão về, vì lo chiếc ghe cơm gạo, ông có ý định bỏ nhà chạy ra trông ghe, nhưng sợ nhà sập, bảy đứa con sẽ không có chỗ ở nên ông lại thôi. Nghĩ lại, ông rùng mình, nếu ngồi trên ghe, có lẽ giờ ông đã mất xác. Tương tự, ghe của ông Trần Lực bị đánh trôi vào giữa rừng tràm, ghe ông Trần Văn Quang sóng đánh lật úp vào bãi sình, vỡ nát thân và đuôi... Ghe bị trôi, đồng nghĩa với mất tay lưới, nhà mất ít dăm ba chục triệu, nhà nhiều hàng trăm. Ở trong bờ vợ ông Nguyễn Tiến đang quỳ bên đống lưới rách hòng gỡ lại được chút gì đó, nhà sập, ông bị mất thêm gần 100 tấm lưới các loại, nếu phải sắm lại mất vài trăm triệu đồng.
Phó chủ tịch xã Bình Đông Phạm Tấn Lập cho biết, bão đổ bộ lúc 3 giờ sáng ngày 29.9, "quần thảo" đến chiều ngày 30 mới tan. Theo dự báo của nhiều cơ quan chức năng, vùng tâm bão không ở đây nên công tác chuẩn bị chỉ là đề phòng ảnh hưởng bão chứ không chuẩn bị đón bão. Sáng sớm 28.9, xã vác loa đi từng thôn đọc thông báo, đến tối, điện cúp. Ông Lập "cũng rất bất ngờ khi bão đến".
Bạn,
Cũng theo báo SGTT, tâm trạng của bao người dân ở thôn Sơn Trà là hoang mang vì "mù thông tin." Xã vác loa đi rao, có người nghe được, có người lắc đầu. Người nghe thấy cũng an tâm vì bão không vô xứ mình, chiều tối 28/9, thanh niên vẫn đi nhậu vì TV  dự báo chiều ngày 29 bão mới đến bờ. Ai ngờ, chỉ ít  giờ sau, thảm hoạ đổ xuống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.