Hôm nay,  

Lớp Học Thành Chuồng Bò

22/09/200900:00:00(Xem: 2487)

LỚP HỌC THÀNH CHUỒNG BÒ
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong khi tại nhiều vùng trong tỉnh, các em học sinh phải học trong những lớp học che chắn tạm bợ, thiếu thốn trường lớp, thì tại xã Tam Phú  thuộc thành phố Tam Kỳ, nhiều phòng học xây xong bỏ không. Người dân tiếc của nên tận dụng để... nhốt trâu bò. Nghịch lý là trong khi đó, nhiều  gia đình cư dân ở đây phải gởi con cho các cơ sở giữ trẻ tư nhân hoặc mang con đến tận thành phố Tam Kỳ để học mẫu giáo. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Tại xã Tam Phú, ngôi trường mẫu giáo ở thôn Phú Thạnh được xây dựng từ năm 2004 nhằm phục vụ cho khu tái định cư nằm ngay trong thôn thuộc nguồn vốn định canh định cư. Thế nhưng, từ lúc xây xong đến nay, trường vẫn chưa tổ chức một khóa học nào cho các em. Người dân trong thôn có con em đến tuổi ra lớp phải cho con đi xa đến vài cây số mới có chỗ học. Điều đáng nói là dù chưa từng được sử dụng nhưng cơ sở vật chất ở đây đã xuống cấp trầm trọng. Với lý do ít học sinh, không thể tổ chức dạy học, những ngôi trường mẫu giáo thôn này đã phải tự giải thể. Tuy nhiên, theo nhận định của đa số người dân, tình trạng lãng phí nghiêm trọng này có nguyên nhân là từ sự tắc trách của chính quyền địa phương.


Năm 2000, xã Tam Phú (cũ) được chọn triển khai một dự án giáo dục cộng đồng. Là vốn dự án nên địa phương đã tranh thủ lập dự toán thiết kế xây dựng cho mỗi thôn một trường mẫu giáo, thậm chí có thôn chỉ mấy chục hộ dân cũng được bố trí đến 2 trường. 9 trong số 12 trường mẫu giáo thôn nằm trong dự án này nay thuộc địa bàn xã Tam Phú. Thời điểm đó, mỗi ngôi trường được xây dựng với kinh phí 47 triệu đồng (một số tiền không nhỏ tại thời giá lúc bấy giờ). Và rồi những ngôi trường này nhanh chóng bị lãng quên ngay sau đó. Xót của và cũng để "đỡ phí", nhiều ngôi trường đã được người dân tận dụng để chất... rơm rạ, hoặc nhốt trâu bò vào mùa mưa.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, phó chủ tịch UB xã Tam Phú  Trần Văn Thảo, cho biết: "Thời điểm xây dựng các ngôi trường này là vào năm 2000, khi đó thì chưa chia tách xã, điều kiện đi lại còn khó khăn, hơn nữa lúc đó số lượng học sinh  bảo đảm một trường có hơn 10 trẻ em. Nhưng đến lúc này, do không đủ số lượng học sinh nên các trường này cũng không thể tổ chức học được".
Bạn,
Báo SGGP phân tích rằng sự giải thích của đại diện  uỷ ban xã khó thuyết phục, bởi bất kỳ một dự án nào khi lập dự toán thiết kế đều phải khảo sát kỹ lưỡng, đặc biệt là việc xây dựng trường học, bởi không chỉ có xã Tam Phú mà Quảng Nam vẫn còn hàng trăm xã nghèo, khó khăn đang thiếu trường lớp học hiện vẫn chưa có điều kiện đầu tư.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.