Hôm nay,  

Công Nhân Trên Biển

24/04/200900:00:00(Xem: 2539)
CÔNG NHÂN TRÊN BIỂN
Bạn,
Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, miền Tây Nam phần, có  xã Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) có gần 450 tàu đánh bắt biển khơi, hằng năm mang về đất liền khoảng 16 ngàn tấn hải sản. Khoảng 4,000 người đàn ông gắn bó đời mình với những chiếc tàu quanh năm lênh đênh trên sóng nước. Người ta gọi họ là ngư phủ hoặc thủy thủ. Nhưng với công việc gian nan mà họ làm, họ là công nhân trên biển như ghi nhận của báo Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Ngày trước, công việc của ngư phủ gói gọn trong việc đánh bắt và muối ướp cá tôm. Ngày nay, theo yêu cầu của thị trường, để làm tăng giá trị sản phẩm, ngư phủ đồng thời cũng phải là công nhân trên biển. Ngoài việc đánh bắt, họ phải thành thạo các công việc phân loại, sơ chế, lắm lúc cũng phải chế biến như công nhân thực thụ trong các nhà máy trên đất liền. Mực được tách khỏi tôm, loại bỏ tạp chất, muối ướp riêng theo cỡ loại..., vừa giúp giảm lượng nước đá bảo quản, vừa giữ được chất lượng, khi lên bờ không bị xáo trộn lần nữa, đưa thẳng vào nhà máy.
Việc sơ chế bước đầu trên tàu ngay sau khi đánh bắt càng có ý nghĩa khi thị trường nước ngoài đòi hỏi ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn vi sinh trong sản phẩm. Nguy cơ này cao hay thấp tuỳ thuộc rất nhiều vào công việc của những "công nhân" trên tàu. Ngư phủ - công nhân Lê Văn Bé của chủ tàu Huỳnh Văn Danh dù mới ngoài 20 tuổi nhưng đã có thể đánh giá chất lượng, phân theo cỡ loại hải sản không thua kém bất cứ chuyên gia nào trong các nhà máy hiện đại trên đất liền.

Chủ vựa Huỳnh Văn Tình, người chuyên đầu tư cho tàu đi đánh bắt và thu hồi sản phẩm, cho biệt: Các nhà máy chế biến thủy sản  xuất khẩu  bây giờ nhận nguyên liệu rất khắt khe, vì vậy phải đầu tư đúng mức cho khâu đánh bắt và bảo quản nguyên liệu. Vai trò của người ngư phủ - công nhân trên tàu vì vậy mà càng trở nên quan trọng trên suốt quy trình từ đánh bắt cho tới khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.  
Những ngày tàu ra khơi, các xóm chài trở nên vắng vẻ vì hầu hết đàn ông đều ở ngoài biển. Nó chỉ xôn xao, rôm rả khi tàu về bến với "tôm cá đầy khoang". Duy chỉ có Xóm Lưới là luôn vắng lặng dù tàu đi hay về. Khi cơn bão số 5 Linda đổ bộ vào các tỉnh Nam Bộ tháng 11.1997, ấp Xóm Lưới với gần 100 nóc gia nằm ngoài vùng tâm bão, nhưng đó lại là nơi chịu nhiều tổn thất nhất vùng biển Vàm Láng với 27 người mãi mãi nằm lại biển khơi (trên tổng số hơn 100 người đi biển).
Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, ở Xóm Lưới nói trên có nhiều phụ nữ goá chồng, nhiều trẻ con mồ côi cha! Nhưng bù lại, tỉ lệ sinh con trai ở đây lại cao hơn nhiều so với bình thường, khoảng 70%. Mà cao tự nhiên, chứ không "chọn giới tính". Dân địa phương giải  thích rằng do đi biển nguy hiểm, chết nhiều, không sinh con trai thì lấy đâu người thay thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.