Hôm nay,  

Bán Nước Biển Kiếm Sống

27/05/200800:00:00(Xem: 3319)

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại một xã  nghèo thuộc huyện Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên-Huế, có những cư dân khốn khổ kiếm sống bằng nghề bán nước biển .Công việc thường ngày của họ là  sáng dậy sớm,  vật lộn với cát và sóng biển lạnh buốt, để lấy được thứ nước biển thật trong, đong vào can rồi chở  về trung tâm thành phố bán cho các nhà hàng hải sản.  Báo Dân Trí viết về cộc mưu sinh gian khó của những dân nghèo này  như sau.

Biển muôn trùng nước, chẳng của riêng ai, ai thừa tiền đâu đi mua nước biển"  Đó là thắc mắc chung của bất cứ ai từng đặt chân đến vùng quê nghèo Mỹ An, Diên Trường ( xã Phú Dương, huyện Phú Vang,  tỉnh Thừa Thiên-Huế), chứng kiến hàng chục gia đình sống nhờ vào nghề bán nước biển.

Tại vùng quê này, có anh Trần Quang Đạo là một người từ lâu đã sống nhờ nước biển. Anh cho biết: "Ngán nhất là  gánh nước đi trên cát. Chỉ có hai can nước thôi nhưng đi trên cát nặng lắm! Phải có sức mới làm được cái nghề ni". Cũng theo anh Đạo thì ngay từ 3 giờ sáng, dân trong thôn đã lũ lượt kéo nhau mỗi gia đình một chiếc xích lô, đạp cả chục cây số ra biển Thuận An. Sau khi chất đầy các can nước lên xích lô, họ lại phải đạp thêm hơn 20km mới đến được những nhà hàng ở  thành phố Huế. Anh Đạo chua xót kể rằng nhiều khi mệt lắm nhưng cũng không dám nghỉ giữa đường vì nước đem đến chậm, tôm cua chết, chủ nhà hàng sẽ trách mình và chuyển mối hàng khác.Vất vả là thế song mỗi can nước biển 20 lít đem từ  biển Thuận An lên trung tâm thành phố chỉ được trả 4-5 nghìn đồng. Anh Tâm đã có 5 năm trong nghề tâm sự: "Vất vả lắm, song cứ một ngày chở được mười can là cũng tạm đủ sống. Chỉ mong sao mình có sức khỏe để vượt dốc thôi."

Không chỉ đàn ông, nhiều phụ nữ nghèo cũng phải bám vào nghề này mà sống. Nhìn dáng vẻ gầy còm của chị Xui trên chiếc xích lô, không ai nghĩ chị có thể chở được 10 can nước lên tận đồi Thiên An. Làm nghề gì thì làm miễn sao mình bán sức mà có tiền là được. Cả nhà tui 5 đứa con chỉ trông chờ vào mớ nước biển này và mấy sào ruộng của bố nó. Tằn tiện lắm mới có tiền đong gạo.Nước biển sẵn đấy nhưng không phải cứ thích là làm được. Mùa hải sản ít, các nhà hàng cũng mua ít nước hơn, bám vào nước biển không đủ ăn.

Bạn,

Báo Dân Trí  ghi nhận rằng nghề bán nước biển có lẽ chưa bao giờ có trong danh sách các nghề ở Việt Nam, nhưng đến vùng quê miền biển nghèo, vẫn chứng kiến hàng chục chiếc xích lô chở nặng nước cần mẫn vượt dốc, bất kể trời mưa hay nắng. Một cư dân kiếm sống   bằng nghề này nói với phóng viên:  "Nước biển thì vô vàn nhưng sức người có hạn. Chỉ mong cuối năm này xin được chân bảo vệ để có công ăn việc làm ổn định là mãn nguyện rồi."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.