Hôm nay,  

Nghêu Chết, Dân Đói

07/03/200800:00:00(Xem: 3089)

Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ,  tại  khu vực ven biển của tỉnh Bến Tre, có xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri là nơi có nhiều bãi nghêu, nguồn mưu sinh chính của nông dân xã này, Thế nhưng thời gian gần  đây, tính đến cuối tháng 2 vừa qua,  toàn  xã  này có khoảng 700 tấn nghêu bị chết, thất thu gần 7 tỉ đồng (hơn 400 ngàn  Mỹ kim), đa số là nghêu đang chuẩn bị thu hoạch. Ngoài ra còn có hàng trăm tấn nghêu giống đang thời kỳ phát triển có khả năng bị lây bệnh bất cứ lúc nào. Trước thảm trạng này, nhiều nông dân phải đối mặt với nạn đói khi nguồn mưu sinh bị mất trắng. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận tình cảnh khốn khó hiện nay của dân nghèo  tại xã này  như sau.

Nghêu chết, xóm cào ven biển ở xã Bảo Thuận (huyện Ba Tri, Bến Tre) trở nên đìu hiu vắng lặng. Điều đầu tiên đập vào mắt mọi người là một vệt trắng xác nghêu chết chạy dài trên bờ biển, ước chừng 2km. Con nào con nấy nằm "hả họng", vỏ bung toác hoác. Nghêu chết nhiều đến nỗi nằm xếp lớp lên nhau, một mùi thum thủm bốc lên nặng nề.Nhìn ra biển, xa xa ẩn hiện trong lớp sóng là những hàng cọc lô nhô. Anh Mum nói đó là ranh của bãi nghêu, tính từ bờ chạy ra ước chừng 3km. Còn chiều dài của bãi nghêu thuộc xã này chạy dọc theo bờ biển chừng 10km. Nghêu bắt đầu chết lai rai từ trước tết, đoạn bờ biển gần cửa sông Ba Lai, cao điểm là gần cuối tháng hai. Theo kinh nghiệm của cư dân,  nguyên nhân nghêu chết có lẽ là do trời lạnh bất ngờ.

 Rời bãi xác nghêu trắng xóa, chị Dương Thị Mỉnh (ấp Thạnh Hải, xã Bảo Thuận) lầm lũi bước về rẫy dưa hấu èo uột bên bờ biển. Chị lẩm bẩm: "Nghêu chết thì mình cũng... hết sống". Chị lúi húi cắt vài giỏ dưa, nói là đem bán đổi gạo. Nhưng rồi chị lại thở dài: "Dưa cũng thất, giá lại rẻ bèo có 2 ngàn đồng/kg, đủ cầm hơi vài bữa thôi". Nhà chị có năm người, hai vợ chồng ba đứa con. Khi còn nghêu, mỗi ngày hai anh chị đi cào kiếm cũng được bảy thùng, mỗi thùng 10 ngàn đồng, vị chi 70 ngàn đồng/ngày, đủ nuôi cả nhà. Tay làm hàm nhai, làm bữa nào xào bữa đó. Từ bữa nghêu chết, số tiền dành dụm được cứ dần đội nón ra đi vì phải "ăn không ngồi rồi". Nhà chị Lê Ngọc Thủy ở kế bên cũng không khá gì hơn. Hai vợ chồng làm nghề cào nghêu, sáng đi tối về, hai con nhỏ phải gửi nội nuôi, hằng tuần phải gửi tiền cơm, tiền cá... Từ khi mất nghêu, anh chị cũng... mất dạng luôn, không dám lên nhà bà. Sáng nay có nghe bà nhắn ra, chắc là hết gạo rồi... Chị kể: "Vợ chồng tui có vay của ngân hàng 10 triệu đồng thả nuôi một ít sò trên đất mình. Nay nghêu chết, sò không còn, nợ này chưa biết phải tính sao".

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trình bày về thực trạng của cư dân địa phương, viên trưởng ấp Thạnh Hải cho biết rằng đa số cư dân có đất ven biển đều vay vốn ngân hàng thả nuôi sò kiếm thêm thu nhập, mỗi người từ 5-7 triệu tới 10 triệu đồng, thả nuôi 3-5 sào nghêu kiếm lời.  Thế nhưng ngờ đâu nghêu chết mà sò cũng tiêu, và người dân khó mà tránh khỏi nạn đói.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.