Hôm nay,  

Đợi Cứu Trợ Trong Cơn Đói

10/9/200700:00:00(View: 3517)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc, trong thượng tuần tháng 10/2007, trận lũ lớn nhất trong 45 năm qua đã nhấn chìm nhiều làng mạc ở Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình... Hàng ngàn người nhiều ngày qua phải sống trên mái nhà, đói khát trong cảnh màn trời chiếu đất, đợi chờ cứu trợ. Tình cảnh khốn khổ của người dân vùng bị lũ được báo Tuổi Trẻ ghi nhận qua đoạn ký sự như  sau.

Sáng 7-10,  phóng viên nhảy lên thuyền cứu nạn để cùng các toán công tác xã hội đi sâu vào tâm lũ sông Bưởi là xã Thành Kim, Thành Hưng, Thạch Định... (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) mang mì tôm đi  cứu trợ đồng bào.  Dọc đường len lỏi vào các thôn, bản còn ngập sâu 2-3m nước, khi thuyền đi qua, lúc nào cũng nghe tiếng kêu cứu thống thiết của những người già, phụ nữ, trẻ em ngồi co ro, mệt lả vì đói khát trên các nóc nhà, ở mô đất cao hoặc các quả đồi...

Tại thôn 4, xã Thành Kim, bà Lê Thị An (56 tuổi), cùng hàng trăm người dân đang tránh lũ trên đê) thốt lên như vậy rồi quị xuống khi đưa tay đón thùng mì tôm. Mọi người đỡ bà An vào lều, bóc vội gói mì cho bà ăn, rồi tiếp thêm chai nước. Bà An dần tỉnh, mấp máy môi: "Ba ngày nay dân chúng tôi nhịn đói rồi; khát quá, vục mặt xuống sông uống nước lũ, mặc cho bụng đau quằn quặn. May mà đồ cứu trợ đến kịp..."

Chuyển nhanh những thùng mì tôm cho người dân thôn 3, thôn 4 trên đê sông Bưởi, thuyền cứu trợ vội vã xé dòng nước lũ lao đến với đồng bào ở các thôn đang tránh lũ trên đồi Chương, đồi Lau, đồi Con của xã Thành Kim. Nghe tiếng máy của thuyền cứu trợ đang tiến vào, hàng trăm người dân của xã lao ra phía mép nước. Vừa nhận thùng mì tôm từ đoàn cứu trợ, những đứa trẻ xé nhanh gói mì nhai ngấu nghiến cho thỏa cơn đói suốt ba ngày qua.

Rời Thành Kim,  phóng viên cùng đoàn cứu trợ tiếp tục đến với đồng bào vùng lũ ở các xã Thành Hưng, Thành Tiến, Thạch Định...Trên biển nước mênh mông giữa tâm lũ Thạch Thành, có hàng chục thuyền cứu trợ đang hối hả mang mì tôm đến cho ngươi dân.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, lúc chiều tà, khi  phóng viên trên đường cứu trợ trở về nơi tập kết hàng thì dọc đoạn đê sông Bưởi qua thôn 4, xã Thành Kim, nhiều gia đình di tản tránh lũ đã nhóm bếp tạm nấu nước pha mì tôm. Người dân ở đây cho biết mấy ngày qua, bà con đùm bọc, cưu mang nhau với tinh thần "lá rách ít đùm lá rách nhiều". Và nhiều cư dân vùng lũ sông Bưởi đã tạm ấm lòng bởi có gói mì cứu trợ, dù trước mắt vẫn còn muôn vàn khó khăn, nhọc nhằn khi lũ dữ đã cướp đi toàn bộ tài sản của họ. 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bây giờ nhìn đâu cũng thấy khủng bố… Có khủng bố mức độ nhỏ, như bọn thanh niên trong xóm, có khủng bố kiểu du kích chiến tranh, có khủng bố kiểu ám sát chuyên nghiệp, và có khủng bố kiểu trách nhiệm nhà nước…
Vậy mà đã ba năm. Tính tới ngày ca nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi. Ngày 20 tháng 12 năm 2013, chàng nhạc sĩ với dòng nhạc thiết tha của người tỵ nạn đã ra đi.
Hôm 18 tháng 12 là Ngày Người di cư Quốc tế (International Migrants Day)... Nghe bùi ngùi... có vẻ như di cư đã nằm sẵn trong căn tính dân tộc...
Bản tin Nga Sputnik ghi một tin theo báo Pháp Luật cho biết rằng vào sáng 16-12, Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình TP.SG tổ chức mít tinh kỷ niệm 55 năm ngày Dân số Việt Nam (26-12).
Tuyệt vời. Nhà thơ Bùi Giáng cũng là một mùa xuân của ngôn ngữ Việt, bởi vì hình như và có thể là, họ Bùi là nhà thơ tuyệt vời của những thập niên hậu thế kỷ 20,
Trong khi đó, từ 2 tuần nay, các doanh nhân Sài gòn, Chợ Lớn, hà Nội, Đà Nẵng... đã xôn xao, rủ nhau mua vàng, mua đôla, mua đất... để sẽ né trận mưa bão đổi tiền.
Điều suy nghĩ từ lâu ai cũng có, nhà nước CHXHCNVN nhiều lần đổi tiền, để đánh tư bản, và để giới quan chức và con buôn thân cận trục lợi, không lẽ lần này tránh né chuyện đổi tiền?
Việt kiều là mỏ vàng… Đúng vậy. Không phải lời của các cô gái Sài Gòn hay Hà Nội đâu… Đó là thực tế, chính phủ cũng thấy như thế. Và mùa Tết này, các mỏ vàng biết đi này sẽ rủ nhau về tưng bừng.
Bản tin nói, chuyện đau lòng này xảy ra hôm Chủ Nhật 11/12/2016, tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Theo đó vào thời gian này, có hai người đàn ông ăn mặc tuyềnh toàng,
Tại Việt Nam, chuyện gì cũng chậm trễ. Có phải bởi vì dân mình ưa nhậu hơn suy nghĩ, ưa chơi cờ tướng hơn là đọc sách, ưa ngồi cà phê thay vì lặn lội tìm mưu cứu nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.