Hôm nay,  

Sống Nhờ Cây Bắp

02/10/200700:00:00(Xem: 3178)

Bạn,

Trên địa bàn Tây Nguyên, có một khu vực thảo nguyên ở giữa vùng Quảng Phú thuộc tỉnh Đắc Nông, Đam Rông của tỉnh Lâm Đồng và huyện Lak của tỉnh Đắc Lắc, bên dòng Krông Nô cuồn cuộn chảy.  Bên kia, trong những cánh rừng phía Đắc Nông, những bãi khai thác quặng wolfram và vàng sa khoáng luôn âm ỉ hoặc sôi động thì cư dân của thảo nguyên không tên này vẫn thản nhiên, tựa hồ không biết có việc đào đãi kia. Họ bám chặt thảo nguyên để sống, bình an với nghề gieo trồng ngàn đời, và họ đã sống nhờ cây bắp. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận toàn cảnh về đời sống của cư dân nghèo ở thảo nguyên này như sau.

Cư dân của thảo nguyên đón chờ mưa như thứ hy vọng cao cả nhất hằng năm. Khi những cơn mưa đầu tiên xuất hiện là lúc thảo nguyên có đông người nhất: thanh niên, người già, con trai, con gái rồi máy cày máy xới... Cả thảo nguyên như một lễ hội xuống đồng. Y Viên Rông, 25 tuổi, người MNông, cư dân của thảo nguyên, nói: "Đời ba mình, mẹ mình vẫn sống bằng nghề làm lúa rẫy, chọc lỗ tra hạt như tổ tiên xa xưa. Lúa làm ra gùi từng gùi về. Nhưng làm lúa mãi vẫn nghèo. Giờ trồng bắp hết thôi, cứ 2 tấn bắp đổi được 1 tấn gạo". Không riêng gia đình Y Viên Rông, cuộc sống người dân quanh thảo nguyên đều gắn chặt vào cây bắp, duy nhất cây bắp.

Cư dân Nguyễn Đình Dung, chỉ vạt bắp 1.7 hécta của anh nằm gọn trên cái chóp núi cao phía trước. Mỗi lần bón phân, anh phải vác từng bao ngược lên đỉnh núi, cứ thế năm này tháng nọ. Đến mùa thu hoạch, chờ người ta thu hoạch xong thì anh mới thu hoạch, bởi lúc ấy mới có đường vận chuyển một khối lượng bắp cùng phế phẩm nông nghiệp khổng lồ đi xuống. Rất nhiều người vẫn cảm thấy bình thường với kiểu trồng  trọt như anh và an nhiên gắn bó từ nhiều năm.

Giữa cái biển "bắp" mênh mông, còn thấy những nhà kho cất sơ sài giữa trời để chứa bắp. Có gia đình dựng luôn những căn nhà bé tẹo trên thảo nguyên để sinh sống.Thách thức sự tồn tại của con người nơi thảo nguyên này trường kỳ vẫn chính là sự khắc nghiệt của thời tiết. Một cô gái người MNông nói với phóng viên rằng sức người làm ra trái bắp to nhưng thu "được  hay không" là thuộc ý trời! Cô kể về những vụ mùa phải đến ba lần xuống giống bắp cây mới lên thành công, cây non lên gặp nắng gắt liền ba tuần lại thiêu mất, hoặc gặp mưa lớn dầm dề thối hết rễ.

Bạn,

Cũng theo báo TT, ngay cả khi cây phát triển được nửa đường cũng bị "trời rượt": bỗng mất mưa hẳn, khiến cả đồi bắp đang xanh tươi chợt trơ ra, cây dừng lên, trái không trổ. Những lúc như thế chỉ còn cách cầm cái hộp quẹt thiêu luôn cả một ngọn đồi, rồi... chờ đến mùa mưa sau làm lại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.