Hôm nay,  

Trẻ Nghèo Trên Bãi Ngao

14/08/200700:00:00(Xem: 2551)

Bạn,
Theo báo quốc nội, vào dịp hè,  dọc theo những xã  vùng biển có bãi ngao ở tỉnh Thái Bình,  các học sinh nghèo lại cùng  cha mẹ đi bắt ngao , để đầu niên khóa mới, gia dình có thêm tiền cho các em đến trường. Báo Thanh Niên ghi nhận tình cảnh mưu sinh khốn khổ của những  sinh vùng biển ở hai thôn Quang Lang và Tam Đồng (xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy) qua đoạn ký sự như sau.

4 giờ, trời còn tối mịt, nhưng Nguyễn Thùy Minh đã bắt đầu một ngày mới trên bãi ngao cùng mẹ: "Hôm nay, mọi người đi sớm như vậy cho kịp giờ con nước. Có hôm 7 - 8 giờ chúng em mới đi, nên nhịn luôn cả cơm trưa mãi đến 4 giờ chiều khi con nước lên mới về". Mới 12 tuổi nhưng Thùy Minh nói về thủy triều như một người đi biển có kinh nghiệm lâu năm. Cô học trò rủ rỉ với  phóng viên: "Làng nghèo, lại chẳng có nghề gì khác ngoài đi biển. Đàn ông ra khơi đánh bắt cá bữa được bữa không, nên từ cụ già, con gái đến con nít đều bám lấy bãi ngao này để sống, đợi người lớn đi biển trở về. Cực lắm chú ạ!"

5 giờ,  phóng viên ra tới bãi ngao, trời cũng vừa tảng sáng nên nhìn rõ mặt người. Phần lớn người lao động ở đây là phụ nữ và trẻ con, thỉnh thoảng có một vài người con trai, họ mới gặp nạn ở biển, trở về với hai bàn tay trắng, cũng bon chen với chị em phụ nữ và con nít trên bãi bồi này, để nuôi hy vọng một ngày nào đó được quay trở lại biển.Nguyễn Đức Trung, học sinh lớp 6, có một cảnh ngộ đáng thương. Căn bệnh xơ gan quái ác ập tới, cướp đi người cha của em đã 3 năm nay, từ đó em phải trở thành người lớn. "Khi đi học lúc nào trong cặp nó cũng thủ sẵn đồ nghề bắt ngao, tan học về là chạy luôn ra biển. Những ngày cuối tuần nó còn theo thuyền đi biển bắt sứa, Thùy Minh cho  phóng viên biết thêm về Trung. Hè là mùa ngao có nhiều nhất trong năm, nên Trung không phải theo thuyền ra khơi nữa, bù lại lúc nào em cũng có mặt trên bãi biển sớm nhất. Trung tâm sự: "Nhiều hôm ra đến bãi rồi nhưng còn thèm ngủ, em tìm cho mình một gò cát cao làm một giấc đợi trời sáng rồi mới dậy làm".

Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, hoàn cảnh của Minh và Trung cũng là cảnh ngộ chung của hàng trăm đứa trẻ ở vùng biển này. Ước mơ đi học luôn bị gói gọn trong biển: khi cha đi biển được mùa thì năm đó các em được học hành tử tế, còn không thì thất thường. Trung thú thật: "Trong năm học, có những hôm sứa về nhiều em bỏ luôn cả học đi vớt sứa".  Một học sinh tên là Trọng Đạt, học lớp 8,  cho biết: "Trẻ con làng này không đứa nào là không biết bắt ngao, chỉ cần chăm chỉ là được". Dụng cụ chẳng có gì, chỉ cần một cái dầm bới cát, túi cước và bao tải là đủ, còn lớn hơn nữa thì dùng cào. Khi được hỏi mỗi ngày làm vất vả như vậy thì kiếm được bao nhiêu, một bé nhanh nhảu trả lời: "Chúng em không tính theo ngày. Mấy tháng hè góp lại em cũng có đủ tiền mua quần áo, sách vở cho năm học mới đấy"...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.