Hôm nay,  

Sông Sài Gòn Ô Nhiễm Nặng

26/12/201000:00:00(Xem: 4600)

Sông Sài Gòn Ô Nhiễm Nặng

Bạn,
Trên địa bàn miền Đông Nam phần, thành phố Sài Gòn với khoảng 10 triệu dân, nguồn nước sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt đều phụ thuộc vào sông Sài Gòn. Trong các công trình nghiên cứu gần đây của các cơ quan chức năng, các nhà khoa học đã báo động nước sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm nặng. Nguồn cung cấp nước mỗi ngày cho  Sài Gòn đang bị đe dọa. Báo Lao Động ghi nhận hiện trạng này  qua bản tin như sau.
Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đặc biệt là của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TPSG luôn dẫn đầu trong tốc độ phát triển kinh tế. Nhưng chính sự phát triển quá nóng về kinh tế đã để lại những di hại cho môi trường. Trong đó, sông Sài Gòn, dòng sông quan trọng nhất của cả khu vực, là một nạn nhân của tình trạng phát triển kinh tế nhưng chưa chú trọng đúng mức công tác bảo vệ môi trường. Theo biểu số liệu của Bộ Tài nguyên - Môi trường, trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có gần 500 làng nghề, 9.000 cơ sở sản xuất, 1.633 cơ sở y tế... xả nước thải vào lưu vực, trong đó hầu hết là nước thải chưa qua  khử lọc.


Theo một nghiên cứu của kỹ sư Võ Thị Ngọc Hạnh thì chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 11 khu công nghiệp xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn, khối lượng nước thải mỗi khu ít nhất là 1,200m3/ngày và nhiều nhất là 5,600m3 nước thải/ngày. Nếu chỉ lấy mức bình quân mỗi khu công nghiệp, mỗi ngày xả thải 2,000m3 thì con số sẽ là 22,000m3/ngày đêm. Cũng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, các cơ sở sản xuất nằm ngoài các khu công nghiệp cũng thải vào lưu vực sông Sài Gòn khoảng 45,000m3/ngày đêm, trong đó một số ngành độc hại như sản xuất giấy thải ra 7,700m3; dệt nhuộm 4,200m3 và chế biến mủ caosu 9,600m3/ngày. Riêng đối với hoạt động chăn nuôi, mỗi ngày thải ra hơn 24,500m3 nước thải.
Theo một công trình nghiên cứu của Giáo sư - tiến sĩ Lâm Minh Triết, Chủ nhiệm Chương trình bảo vệ môi trường và tài nguyên TPSG, nếu tính chung cả 3 tỉnh, thành gồm Tây Ninh, Bình Dương và TPSG thì tính đến năm 2010, sông Sài Gòn phải tải là gần 3 triệu mét khối nước thải/ngày.Trong đó, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư là 1.067.241m3/ngày, nước thải từ các khu công nghiệp tập trung là 673.600m3/ngày và nước thải từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp là 1,082.30m3/ngày.
Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, trong tương lai, lượng nước thải đổ vào hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn sẽ còn tăng mạnh theo đà phát triển công nghiệp cũng như việc hình thành các khu đô thị mới trong khu vực. Theo tính toán sơ bộ, đến năm 2020, tổng lượng nước thải đổ vào lưu vực này sẽ đạt khoảng 5 triệu mét khối/ngày. Mọi chuyện sẽ không có gì để nói nếu như tất cả lượng nước thải đổ vào hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn đều đạt các quy chuẩn theo quy định, thế nhưng thực tế lại khác hoàn toàn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.