Hôm nay,  

Sống Chung Với Nước Lụt

14/12/201000:00:00(Xem: 3455)

Sống Chung Với Nước Lụt

Bạn,
Theo báo Sài Gòn,  tại khu vực phía Nam của miền Trung, trên địa bàn tỉnh Phú Yên,
hơn một tháng qua, gia đình cư dân ở các xã Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa) và khu phố 3, phường Phú Thạnh (TP Tuy Hòa) đã phải sống chung với nước lụt ứ đọng từ những cơn mưa lớn kéo dài. Rất nhiều gia đình, do ngập nặng, phải dọn đến ở nhờ nhà người quen hoặc tìm nơi trú tạm. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này như sau.
Đến thăm xã  Hòa Hiệp Bắc vào thượng tuần tháng 12 vưà qua, phóng viên  được một cư dân tên là Nguyễn Văn Tồn, 34 tuổi, ở thôn Mỹ Hòa, dùng xuồng đưa vào nhà anh ta vì con đường đến nhà anh bị ngập sâu cả 1.5m nước. Khó có ai ngờ, ở vùng rừng cát gần biển, cách sân bay Tuy Hòa vài trăm mét mà nơi đây như một biển nước. Anh Tồn cho biết: "Nhà tôi nuôi đàn heo 11 con và 3 ngàn 500 con cút đẻ. Ngập lụt kéo dài như thế này khiến đàn cút lạnh, chết dần chết mòn, đẻ rất thưa. Riêng đàn heo thì đã chuyển vào trong xóm gởi hai tuần nay. Mấy đứa nhỏ đi học những ngày trước tôi phải cõng trên vai, giờ thì mượn được chiếc xuồng này nên đỡ vất vả".


Tại thành phố Tuy Hòa, sau hơn một tháng đi ở "ké" nhà người quen ở xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa), chị Huỳnh Thị Hoa đạp xe vượt 8km về thăm ngôi nhà bị ngập nước ở khu phố 3, phường Phú Thạnh ( thành phố Tuy Hòa). Đứng chờ xuồng đưa giúp ra nhà, chị Hoa rưng nước mắt: "Nước ngập hơn nửa nhà tôi, ngâm đủ thứ vật dụng trong đó cả tháng nay, chắc là hư hỏng cả rồi. Về thăm cho đỡ nhớ nhà vậy chứ có vào được đâu vì cửa bị "ngậm" nước, nở ra, mở không được". Khó khăn hơn, cả gia đình bốn người của ông Võ Quang Sơn ở khu phố 3, do không có nhà người quen để ở nhờ, phải ở tạm trong mái hiên của một nhà kho cũ trống hoắc, phải dùng bạt che tạm nhưng không tránh được mưa gió, giá lạnh. Theo ông Trương Kiêm, trưởng khu phố 3, phường Phú Thạnh, cả khu phố có hơn 50 ngôi nhà bị ngập lụt hơn một tháng nay. Ở xã Hòa Hiệp Bắc có 91  nhà ở hai thôn Phước Lâm, Mỹ Hòa bị ngập, còn ở xã Hòa Hiệp Trung có đến 330  nhà  ở bốn thôn bị tình cảnh tương tự.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ,   một phó chủ tịch huyện Đông Hòa  cho biết: "Tất cả những nơi đang bị ngập úng này đều là vùng cát, từ xưa tới giờ là nơi trú tránh lụt an toàn cho cư dân các vùng trũng, vùng đồng ruộng hay ngập lụt. Thế nhưng năm nay chính những nơi này lại ngập lụt, có nơi ngập khá sâu."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.