Hôm nay,  

Người ‘rừng’ Ở Vùng Biên

17/10/201000:00:00(Xem: 3046)

Người ‘Rừng’ Ở Vùng Biên

Bạn,
Theo báo Lao Động, tại vùng núi tỉnh Thừa Thiên-Huế, ở khu vực biên giới giữa huyện miền núi A Lưới của tỉnh này và nước  Lào hiện vẫn còn hàng trăm gia đình cư dân sống trong cảnh "người rừng" đúng nghĩa. Ngay cả việc mới đây, một phần trong số họ được cơ quan chức năng "gom" lại thành một bản, rồi dựng nhà,  thì hành trình về gần với "thế giới văn minh" của họ vẫn rất gian nan. Báo Lao Động ghi nhận toàn cảnh về những cư dân này qua đoạn ký sự như sau.
Phóng viên đặt chân lên bản Klo, nơi có 62 gia đình, nhưng có đến 320  người  đang sinh sống trong những căn chòi lợp tôn, tre tranh lụp xụp. Thấy có người lạ, gần như cả bản ùa ra. Nhưng đón khách là những ánh mắt dò xét lạ lẫm, ngơ ngác cùng những tiếng xì xầm, chỉ trỏ... từ người già cho đến trẻ con.  "Mấy chục năm nay, khách vào bản toàn là cán bộ biên phòng của hai nước, nay thấy mấy anh lỉnh khỉnh túi xách, máy ảnh, quần áo đủ loại, đủ màu... nên bà con thấy lạ", một  người của  đồn biên phòng dẫn đường cho phóng viên giải thích như thế. Sau phút hoàn hồn, đến lượt  phóng viên ngạc nhiên, dò xét bởi từ người già cho đến đứa trẻ 5 tuổi trần truồng, đen nhẻm, trên tay ai cũng "vác" một cái ống điếu thuốc lào to vật vã. Đã vậy, thỉnh thoảng lại còn đưa lên miệng rít rít mấy cái, mắt nhìn xa xôi mơ màng sau những làn khói... Một viên chức  biên phòng địa phương nói: "À, hút thuốc là thói quen, nói chính xác hơn là thú vui duy nhất của người dân Klo vì họ không còn thú vui nào khác"ù


Phóng viên chưa bao giờ thấy một bản làng nào lại xơ xác như ở đây. Dù chỉ cách trung tâm huyện Klừm của Lào có 103km đường chim bay, nhưng do không có đường nên muốn về huyện, phải đi bộ mất... 5 ngày theo hành trình: Qua cửa khẩu Tà Vàng và cửa khẩu A Đớt của VN, theo đường mòn Trường Sơn về huyện Hoà Vang (Đà Nẵng), qua Tây Giang (Quảng Nam) mới... đến được huyện này. Bởi vậy, chuyện khó tin nhưng mà bao nhiêu năm nay, người dân Klo sống biệt lập gần như hoàn toàn với bên ngoài trong cảnh không điện, không đường, không trường, không trạm y tế, không giao lưu buôn bán. Tất cả người dân trong bản không ai biết dùng chén, đũa để ăn mà toàn dùng tay để bốc... Sống riết mãi như vậy từ đời này qua đời khác thành... tập quán.
Bạn,
Cũng theo báo Lao Độïng, khi phóng viên hỏi chuyện sinh kế, ông Son Chăn, phụ trách bản Klo, trả lời không một chút cảm xúc: "Thì lâu nay, bà con mình chủ yếu ăn sắn, ăn ngô và mấy con thú trong rừng Xêsap, mấy con tôm, cá dưới suối". Hỏi "mỗi khi ốm đau, bệnh tật thì ai chữa"", ông nhìn vào rừng: "Hái lá trong đó về mà chữa". Khi phóng viên hỏi "nghèo đến mức phải ăn ngô, ăn sắn thay cơm, sao dân mình lại đẻ nhiều, nhà nào cũng 5-7 thậm chí 9, 10 con như vậy", thì nhận được câu trả của  viên chức này rằng "thì tối lại buồn quá không biết làm chi...".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.