Hôm nay,  

Nông Dân Cầm Cố Đất Đai

01/10/201000:00:00(Xem: 3139)

Nông Dân Cầm Cố Đất Đai

Bạn,
Theo báo Sài Gòn,trên địa bàn tỉnh Bình Phước của miền Đông Nam Phần, các huyện giáp ranh với Tây Nguyên như Bù Gia Mập, Bù Đăng, đang là "tâm bão" cho vay nặng lãi, cầm cố đất đai. Đó là vùng xa xôi nhất, cách biệt nhất của tỉnh Bình Phước,nơi tập trung nhiều nông dân nghèo và người sắc tộc S'tiêng sinh sống. Đó chính là miền đất hứa cho những mưu toan lôi kéo, gài bẫy, đưa nông dân vào tròng rồi tước đoạt đất đai của họ một cách dễ dàng. Báo Lao Động ghi nhận về thực trạng này qua bản tin như sau.
Tại  trụ sở ủy ban xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, phóng  viên tới gặp ông Điểu Đô ở thôn Bù Kroai với bộ hồ sơ xin vay vốn giảm nghèo. Trước đó,ông đã lấy trước 37 triệu đồng rồi giao luôn 1 hécta cao su đang thu hoạch cho người khác tới 7 năm - tức bán cao su non, trong khi mỗi năm vườn cây này cho thu lợi không dưới 50 triệu đồng. Bán điều non, cao su non vốn là chuyện bình thường ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, khi chủ vườn không có điều kiện để tiếp tục quản lý, tổ chức sản xuất. Người mua non vườn cây đôi khi cũng gặp rủi ro có thể dẫn đến thua lỗ, chẳng hạn như mất mùa, rớt giá.


Điều không bình thường là những nông dân ở Bình Phước phần nhiều đều là  nghèo, thừa lao động nhưng vẫn bán non vườn cây, đặc biệt là các gia đình người thiểu số S'tiêng. Ông Điểu Đô cho biết: "Đồng bào mình thường làm đến đâu, ăn xài hết đến đó chứ không để dành. Khi có việc cần tiền như đau ốm, cưới hỏi, ma chay thì phải đi vay mượn. Do lãi suất quá cao, lãi mẹ đẻ lãi con nên số tiền nợ tăng lên rất nhanh, phải bán điều non để trả nợ". Bây giờ Điểu Đô không còn cây gì để bán non, bèn xin vay Ngân hàng Chính sách xã hội 10 triệu đồng để trả nợ tư thương. Nếu giải ngân chậm thì số tiền đó sẽ không đủ trả nợ, do lãi suất tư thương như con ngựa đang phi nước đại. Còn nếu không vay được, một năm sau không phải nợ 10 triệu nữa mà là 20.8 triệu đồng,sang năm thứ hai là 44.4 triệu đồng, năm thứ ba là 93.2 triệu đồng... cả gốc lẫn lãi. Khi đó, số tiền ít ỏi từ Ngân hàng Chính sách xã hội nếu có vay được cũng không còn là cứu cánh trong toan tính đắp đổi nợ, dù chỉ là chữa cháy một phần.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nông dân ở Bình Phước không phải túng thiếu nhưng vẫn bán non vườn cây để lấy tiền tiêu xài, mua sắm, làm nhà mới. Một héc ta điều thường cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng/năm, nhưng nếu bán non thì chỉ được 5 - 8 triệu đồng/năm, thời gian bán càng dài thì số tiền bán non trên một năm càng ít. Số tiền này chỉ ở trong nhà được một thời gian rất ngắn, rồi nhiều năm sau đó họ không còn nguồn thu nhập từ vườn cây nữa.
Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, những nông dân không còn sinh kế, cũng như các  gia đình  bị nợ nần thúc bách trên kia, buộc phải vay nóng lãi suất cao,cầm cố đất đai và cuối cùng thành người vô gia cư,đi làm thuê trên chính mảnh đất trước đó không lâu còn do mình sở hữu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.