Hôm nay,  

Nhà, Vườn Thành Sông

28/09/201000:00:00(Xem: 2873)

Nhà, Vườn Thành Sông

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp,có cù lao Long Phú Thuận thuộc huyện Hồng Ngự đang sạt lở trên chiều dài hơn chục cây số. Tuyến đường nhựa liên xã đã mấy lần dời sâu vào giữa lòng cù lao, nay lại bị "bà thủy" ngoạm đứt nhiều đoạn dài, nhà vườn tuôn đổ xuống sông. Cũng tại huyện này, có cù lao Long Khánh cũng xảy ra tình trạng sạt lở mức báo động. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về thảm họa sạt lở đất tại tỉnh Đồng Tháp qua bản tin như sau.
Đến cù lao Long Thuận, phóng viên chứng kiến dọc bên đường là cảnh hoang tàn, đổ nát với dấu vết bao lớp nhà đứt gãy, tuôn đổ xuống sông; quanh đấy là những túp lều người dân dựng tạm để tá túc. "Trước đây hễ lở tới đâu thì tháo dỡ, dời nhà vô tới đó. Đất cứ lở riết nên giờ không còn chỗ dựng nhà nữa rồi, đành che lều tạm lay lắt", bà Lê Thị Dung - ấp Long Thạnh, xã Long Thuận - thở dài, mắt buồn rười rượi. Căn lều của bà Dung nằm chen giữa một chòm nhà đang nép sát bên bờ vực. Trong khoảng diện tích chừng vài mét vuông ấy chỉ mình bà sớm tối hẩm hiu. Bà kể mấy năm nay dòng sông cứ lấn sâu vào khu dân cư.


Đất canh tác bị teo tóp khiến chuyện mưu sinh càng thêm chật vật, phần nhà cửa bị mất nên con cái bà lần lượt bỏ đi nơi khác kiếm sống. Chỉ riêng xã Long Thuận ở cù lao này đã có hơn 1 ngàn  gia đình mất đất, phải di dời nhà cửa như gia đình bà. "Mùa khô rồi sạt lở lan rộng thêm, mặt đất xuất hiện thêm vết nứt kỷ lục dài tới hơn 300m. Có khả năng thêm 1 ngàn nhà  nữa sẽ mất đất, mất nhà", một viên chức tên là Kha Văn Liến, phó chủ tịch xã, cho hay như thế.
Cũng tại Hồng Ngự, bên cù lao Long Khánh sau khi nuốt mất hàng trăm hecta đất chuyên canh hoa màu, "bà thủy" ăn sâu tiếp vào khu vực đông dân cư. Ngôi đình giữa làng vừa phải "bốc" đi nơi khác. Từ mỏm đất còn sót lại bên hông đình nhìn ra hai phía thấy rõ mồn một dòng chảy đang khoét sâu vào những xóm thôn đã hoang vắng, xơ xác.Theo uỷ ban  xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, hai năm nay địa phương đã di dời trên 300 nhà dân vào tuyến dân cư mới xây dựng, số tự tìm nơi ở mới và bỏ đi nơi khác sinh sống cũng trên 300  gia đình; hiện còn hơn 60 gia đình đang sống trong khu vực nguy hiểm.
Bạn,
Cũng theo  báo Tuổi Trẻ, toàn tỉnh Đồng Tháp có 95 điểm sạt lở bờ sông nằm trên địa bàn 43 xã với tổng chiều dài hàng chục cây số. Trên khu vực sạt lở ấy, ngoài số tự di dời hiện có hơn 4 ngàn 300  gia đình đang sinh sống, tới nay  chỉ  mới di dời được 567 gia đình. Theo người dân, sạt lở bờ sông vốn là quy luật tự nhiên và thường chỉ xảy ra vào mùa mưa lũ. Thế nhưng gần đây hiện tượng này gia tăng liên tục ngay cả trong mùa khô.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.