Hôm nay,  

Làng Nghề Trầm Hương

28/02/201000:00:00(Xem: 3007)

Làng Nghề Trầm Hương

Bạn,
Theo những nhà nghiên cứu nhân văn, trong những lễ hội, đặc biệt là tết cổ truyền Việt Nam, dường như không thể thiếu mùi trầm hương thanh thoát. Gần đây, xuất hiện những cây trầm cảnh với vẻ đẹp đặc dị được trưng bày. Đó chính là sản phẩm "độc quyền" mới chỉ có từ làng Trung Phước (xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam), vốn chuyên nghề "ngậm ngải tìm trầm" sau khi giải nghệ đã sáng lập nên nghề mới. Trầm cảnh Trung Phước không chỉ nức tiếng trong Nam ngoài Bắc, mà hương thơm còn lan xa khắp vùng Châu Á. Báo Thanh Niên viết về làng nghề này như sau.
Bến sông Trung Phước thượng nguồn sông lớn Thu Bồn suốt những năm 70-80 thế kỷ trước là nơi giao thương sầm uất giữa miền xuôi và mạn ngược. Tại đây hình thành một "chợ đen" đầu mối buôn bán trầm hương quý hiếm quốc cấm khi ấy. Ông Nguyễn Trường Bộ vốn là một tay "điệu" (tìm trầm) lão luyện, nhớ lại: "Trầm hương quý hiếm hơn là kỳ nam, chỉ có trong cổ thụ mục rữa giữa rừng thiêng nước độc, không dễ gì tìm được. Mỗi chuyến đi trầm phải cơm đùm gạo gói chui rúc hàng tháng trời với thú dữ, sốt rét rình rập, có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Gọi là "ngậm ngải tìm trầm", nên chi nghề này nhanh chóng lụi tàn do nguồn tài nguyên cạn kiệt, người trúng trầm thì ít mà người trắng tay bỏ mạng thì nhiều".


Ông Bộ sớm bỏ làm "điệu" chuyển sang làm "tài kê" (buôn trầm), rồi nhanh chóng nắm bắt nghề chế tác trầm cảnh, trở thành một chủ cơ sở trầm cảnh lớn ở Trung Phước bây giờ. Như một "duyên nghiệp", các "điệu" và "tài kê" có thâm niên ở làng Trung Phước vốn quen hơi thuộc tính loại lâm sản đặc dị, sau khi không còn có thể "săn trầm", vẫn tiếp tục gắn với mùi hương khó kiếm này bằng cách "đẻ" ra nghề chế tác trầm cảnh. Đó là vào những năm 1990. Một trong những người "khai canh" là ông Trương Văn Mẫn, kể lại: "Hết thời trầm rục giữa rừng hoang dã, bọn tui mới nghĩ đến những cây dó bầu trong vườn rừng, vườn nhà. Vốn sau hàng mấy trăm năm, cây dó mới cho trầm tự nhiên, mà không phải cây nào cũng có trầm, thì biết đợi đến bao giờ" Chi bằng cứ "đẽo gỗ tìm trầm", lại tìm ra sinh lộ, là trầm non mắt kiến, có thể chế tác thành trầm cảnh. Kịp lúc ở Quảng Nam việc làm trầm nhân tạo bằng cách bơm hóa chất vào cây dó bầu thành công, tạo nguồn nguyên liệu cho nghề". Nghề mới từ đó mà truyền ra khắp làng. Cơ sở trầm cảnh của ông Mẫn giờ lớn nhất vùng.
Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, các chủ cơ sở trầm cảnh cho biết, muốn chế tác một cây trầm cảnh dó sanh loại đẹp thì cây dó tươi phải tuổi 30-40 năm, còn nguyên bộ rễ, thân to, nhiều mắt, nhiều nhánh, dầu trầm đen và dày. Cây dó được gọt tỉa sao cho những mắt kiến dầu nhỏ li ti lộ ra nguyên hình. Nghề tỉa trầm không dành cho người "nóng hổi và bồng bột", mà phải thật tỉ mẩn, kiên nhẫn, chỉ cần nhỡ tay một chút, vỡ một mắt kiến là toàn bộ thân kiến coi như hỏng, có chữa lại bằng cách dán keo cũng trở thành hàng "thứ phẩm".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.