Hôm nay,  

Nghề Nhắc Tuồng

10/09/200500:00:00(Xem: 6144)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, trên sân khấu cải lương miền Nam, nghề nhắc tuồng tưởng rằng chỉ là nghề nhất thời, không ngờ nghề này vẫn tồn tại và đang phát triển. Không chỉ tồn tại trên sân khấu cải lương như lâu nay mà còn phát triển sang cả trên phim trường điện ảnh truyền hình. Thâm nhập vào hậu trường sân khấu lúc các nghệ sĩ đang biểu diễn, nhất là diễn khai trương, mới thấy sự náo nhiệt của nghề nhắc tuồng. Báo NLĐ ghi nhận toàn cảnh về nghề này qua đoạn ký sự như sau.
Bên trong hai cánh gà, những người nhắc tuồng rướn hơi để nhắc, người diễn bên ngoài sân khấu cố lắng tai nghe lời của mình. Thỉnh thoảng lại thấy người nhắc tuồng núp sau cảnh trí cầm chiếc đèn pin nhỏ xíu để rọi vào kịch bản đọc như húp cháo nóng. Cứ thế, trong các suất diễn đầu tiên, người quan trọng nhất đêm diễn luôn là người... nhắc tuồng.
Nghề nhắc tuồng có từ bao giờ" Theo một số nghệ sĩ tiền bối, từ năm 1960, khi bà bầu Kim Chưởng cần một thư ký ghi chép những sửa đổi của vở diễn trên sàn tập, lúc đó mỗi vở diễn mới đã có một người thư ký được gọi tắt là nhắc tuồng. Đến năm 1972, khi phim kiếm hiệp Đài Loan, Hồng Kông xâm chiếm các rạp hát, một số đoàn cải lương muốn tồn tại đã phải "ăn theo phim kiếm hiệp", như: Cô gái Đồ Long, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Đêm lạnh chùa hoang... Vào thời điểm đó, với tốc độ ra mắt tuồng mới chóng mặt, các đoàn cải lương muốn tồn tại phải cạnh tranh sản xuất kịch bản. Nghệ sĩ quá tải vai diễn đến mức không học nổi kịch bản, cho nên có đoàn hát cần từ 2 đến 4 người nhắc tuồng cho đào kép chánh. Đây được xem là giai đoạn sân khấu chấp nhận người nhắc tuồng để giải quyết vấn đề tình thế. Nhưng lâu ngày đã thành thói quen, nghề nhắc tuồng cứ thế được các sân khấu trọng dụng.

Mỗi suất nhắc tuồng cho sân khấu cải lương vào buổi tối, trung bình họ được trả thu nhập 150 ngàn đồng/người. Ban ngày, nếu không tập tuồng, đội quân nhắc tuồng có mặt khắp nơi trên các trường quay vidéo hài kịch, cải lương. Trung bình thu nhập của họ từ 200 ngàn đến 400 ngàn đồng/người/ngày. Không dừng lại ở đó, những người nhắc tuồng còn lấn sân sang cả địa hạt điện ảnh.
Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, một số người chuyên nghề nhắc tuồng cho biết, hiện nay nghề nhắc tuồng đã có mặt ở các hãng phim, vì một số diễn viên ngôi sao không thể nào học kịp kịch bản theo công nghệ quay phim thu tiếng trực tiếp. Một "chuyên gia" nhắc tuồng ở các hãng vidéo hài, cho biết: "Với tốc độ 2 ngày quay một tập phim, các ngôi sao không tài nào học thuộc, nên nghề nhắc tuồng cũng ăn nên làm ra từ công nghệ này. Có điều, nhắc tuồng cho điện ảnh rất cực, vì phải bám trường quay cả ngày lẫn đêm".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.