Hôm nay,  

Đê Biển Đầy ‘thương Tích’

15/08/200900:00:00(Xem: 3146)

ĐÊ BIỂN ĐẦY ‘THƯƠNG TÍCH’
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Tây Nam phần, tuyến đê biển phía Tây bán đảo Cà Mau ngăn mặn, giữ ngọt, chống tràn nhưng bị xói lở và chưa có cách ngăn chặn. Tuyến đê biển phía đông từ Sóc Trăng, Bạc Liêu đến Cà Mau, đoạn nằm trên địa bàn tỉnh Cà Mau, dài hơn 150 km, lại chưa được đắp. Tuyến biển tây bắt đầu từ Cà Mau đến Kiên Giang, dài khoảng 260 km, được xây dựng sau bão số 5 (năm 1997),. Thế nhưng, đoạn đi qua huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân (Cà Mau) và huyện Hòn Đất (Kiên Giang) bị xói lở, nhiều đoạn nghiêm trọng. Báo Tiền Phong ghi nhận thực  trạng này như sau.
Trên địa bàn tỉnh Cà Mau,đoạn đê ở rạch Tiểu Dừa (U Minh) bị sạt lở gần 200 m. Cứ có cửa biển là sạt lở lớn, như cửa Hương Mai (U Minh), cửa Đá Bạc, Sông Đốc (Trần Văn Thời), cửa Cái Cám (Phú Tân) sạt lở mỗi nơi trên dưới 150 m, ăn sâu vào chân đê. Chi cục Thủy lợi Cà Mau, cho biết: "Các điểm sạt lở đang rộng thêm, sạt lở nhanh vào mùa gió mùa tây - nam.  Các chuyên viên đã khảo sát, gia cố nhưng chưa ngăn được tốc độ sạt lở do sóng biển". Thời điểm này, gió mùa tây - nam thổi vào đất liền, sạt lở nghiêm trọng. Một vài điểm sạt lở đã được gia cố bằng rọ đá nhưng không chống được mà càng ngày sạt lở rộng thêm. 19 điểm sạt lở đê biển Tây có tổng chiều dài hơn 2 ngàn 500 mét.


Ở tỉnh Sóc Trăng, đê biển dài 72 km, Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn Sóc Trăng, cho biết, các huyện ven biển Vĩnh Châu, Cù Lao Dung, nước biển đã nuốt chửng nhiều đoạn. Ở tỉnh Bạc Liêu, đê biển dài 56 km, theo Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, đê chỉ chịu được bão cấp 9, còn bão cấp 10 - 12 thì vỡ đê là không thể tránh. Đặc biệt, tuyến đê Biển Đông có hơn 150 km trên đất Cà Mau, đến nay chưa đắp, nên tỉnh Cà Mau đang bị hở sườn phía Đông. Đê ở cực nam bị nước biển đập vào, xói lở mạnh, không giữ được rừng phòng hộ. Dải rừng phòng hộ đê Biển Tây trên địa bàn tỉnh Cà Mau dài 93 km thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, đang có trên 3 ngàn gia đình cư dân với hơn 10 ngàn người sinh sống. 
Sở  Nông nghiệp Cà Mau cho hay: "Số  gia đình cư dân cư trú trong và ngoài đê thuộc khu vực rừng phòng hộ có hơn 2 ngàn 100  gia đình không đất sản xuất, đang gây áp lực lên tài nguyên rừng". Rừng phòng hộ Biển Tây thuộc địa phận huyện U Minh có hơn 300  gia đình cư dân sinh sống, đa số nghèo.
Bạn,
Cũng theo báo Tiền Phong, các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, khi qui hoạch lại diện tích rừng đều có xu hướng bóp rừng phòng hộ ven biển. Rừng phòng hộ ở các tỉnh, dày nhất chỉ khoảng 1 ngàn mét, mỏng nhất là trơ trơ đê biển trước sóng gió. Hầu hết các cửa sông ăn thông ra biển đều bị sạt lở nặng, chưa có dấu hiệu dừng lại.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.