Hôm nay,  

Đi Chợ Rừng

03/09/200500:00:00(Xem: 5559)
Bạn,
Tại VN, người dân kiếm sống nhờ vào nguồn lâm sản thường bảo "lên rừng như đi chợ" để chỉ cảnh đông vui tấp nập của những người thi nhau khai thác rừng. Ma thiêng nước độc, thú dữ và sự bảo vệ của con người cũng không ngăn được điều này. Theo chân một nhóm người đi tìm trầm, phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị đã ghi lại những câu chuyện về vùng rừng núi Vạn Ninh, Khánh Hoà qua đoạn ký sự như sau.
Phóng viên về Vạn Giã, "thủ phủ" một thời của dân đi tìm trầm mà danh từ "chuyên môn" gọi là dân "đi điệu". Tưởng sẽ gặp khó khăn, nhưng rồi đề nghị của phóng viên lại được đến ba bốn dân đi điệu kỳ cựu nhiệt tình hưởng ứng, để cuối cùng rồi tôi chỉ được phép chọn một để theo chân làm một chuyến săn trầm.
Nhóm cùng đi với phóng viên gồm có năm người, trong đó Bảy Thản và Bảy Dũng là dân đi tìm trầm chính cống. Bả Thản làm nghề này từ 1983 đến nay. Bảy Dũng là dân ăn trầm ba đời cha truyền con nối. "Cặp bài trùng" này mới trở về từ chuyến tìm trầm ở Cà Ná, số tiền bán trầm được một triệu đồng vẫn còn bị nợ chưa được thanh toán. Nghe phóng viên đòi đi Cà Ná, Bảy Thản liền ngăn: "Nên đi núi nhà, mùa này Cà Ná còn hạn lắm, phải uống nước trong lá ủ". Bảy Dũng sắm chuyến riêng, vác gùi đi chung đoàn với mục đích soi bắt kỳ tôm.

"Bầu trưởng" Bảy Thản cắt đặt việc sắm chuyến cho đoàn. Nhu yếu là gạo, muối, đường, bột ngọt, dầu, ớt, mực muối, cá kho và rượu. Đích thân Bảy Thản chỉ đạo việc kho nồi cá ồ, với nước mắm và đường sao cho "có để một tháng thì nồi cá cũng không hư". Võng và tấm bạt ni lông phải có để đóng trại nghỉ ngơi. Một tấm lưới dài 100 métdùng để lưới cá dưới suối. Bảy Dũng còn thủ theo cả một giàn ná thun dùng để bắn chim.
Người ta bảo "ngậm ngải tìm trầm", nhưng rượu mới là thứ được xem như không thể thiếu của dân đi tìm trần. Khi đi làm ở Cà Ná mà hết rượu, trong nhóm phải có một anh ngược xuống núi mua rượu, từ sáng đến chiều tối mới trở về trại. Sáng sớm, ngay từ lúc xuất quân đoàn người đã "sương sương" làm hết một lít rượu lấy khí thế. Ấy vậy mà mới lội bộ chừng mươi phút từ đập nước đến suối Rễ, chừng như không chịu nổi vì mùi rượu bay ra từ cái can 10 lít đầy óc ách, cả nhóm lại dừng lại nướng mực, bẻ mì gói uống thêm.
Bạn,
Báo SGTT viết tiếp: Cheo leo trên những triền núi cao có vài tàn cây lá đã ngả sang màu vàng đỏ. Đó là những tàn cây ư, sắp vào mùa chín trái. Cây ư chính là cây đười ươi, một loại cây mà trái khi khô có thể ngâm làm thức uống. Mỗi năm, cứ đến mùa ư thì núi rừng Vạn Ninh lại tấp nập trai gái lên rừng chặt ư. Mỗi ngày, một người kiếm cũng được trăm ngàn đồng nên mùa ư cũng như mùa trẩy hội rừng. Thường thì cây ư thân rất trơn, khó leo nên người ta thường không rung cho chúng rụng để nhặt mà đốn cả cây để hái trái...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.