Hôm nay,  

Quà Tặng Của Rừng

17/04/200900:00:00(Xem: 2483)
QUÀ TẶNG CỦA RỪNG
Bạn,
Tại miền nuí tỉnh Quảng Nam, cứ  vào  tháng 3 âm lịch, khi  những người dân sắc tộc Cơ Tu  bắt đầu mùa rẫy mới, cũng là lúc cây đót đơm bông trắng phất phơ khắp núi rừng. Bông đót được dừng làm chổi quét nhà, quyét vôi sơn tường trong xây dựng. Và vào những ngày này, cư dân ở các huyện nói trên lũ lượt kéo nhau vào rừng bứt đót, gùi cõng ra đường bán đổi cho tư thương từ vùng xuôi đánh xe lên chực chờ thu mua. Đót như món quà mà núi rừng  ban tặng cho dân nghèo trong lúc khó khăn như ghi nhận của báo Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Suốt dọc ven hai bên đường Trường Sơn qua các huyện núi Đông Giang, Tây Giang (tỉnh Quảng Nam), đót mọc bạt ngàn, tràn vào tận các cánh rừng Trường Sơn. Đót thuộc họ cây lau sậy, thân thẳng đứng gồm nhiều đốt to cỡ ngón tay út, sinh sôi nảy nở tự nhiên như cỏ dại trên những vùng rừng nghèo, trên nương rẫy cũ của người dân đồng bào. Mỗi năm một lần, vào đầu mùa rẫy, đót đơm bông trắng xoá núi rừng tựa như những chiếc phất trần liêu xiêu trong gió ngàn.  

Từ tờ mờ sáng, người  dân ở nhiều làng bắt đầu mang gùi, xách dao quắp vào rừng. Giữa triền núi lô nhô bông đót, những cô gái Cơ Tu A thoăn thoắt chặt từng cây đót. Chặt được kha khá, các cô gái Cơ Tu lại dừng rựa, đưa tay bứt hết lá trên thân, để lộ ra phần thân và bông đót dài hơn 1.5m. Hơn tiếng đồng hồ sau, đót được gom lại, cột chặt thành bó, bỏ vào gùi, các cô gái cõng đót ra về. "Ngày nào khỏe bọn mình đi chặt đót hai chuyến, ngày nào mệt chỉ buổi sáng thôi. Mỗi buổi chừng 20kg, bình quân 2 ngàn đồng/kg, một ngày cũng kiếm được 40 ngàn- 80 ngàn đồng. Bởi vậy, dân làng mình nhà nào cũng có người đi chặt đót",- các cô gái cho biết.
Chỉ cần gùi cõng đót ra đến cửa rừng, đã có tư thương chực chờ sẵn sàng thu mua đót. Dọc đường lớn Trường Sơn, vô số đại lý bán hàng hoá kiêm thu mua đót. Bãi bồi hai bên dòng sông Chà Nết, xã A Ting, huyện Đông Giang trở thành bãi phơi đót trải dài hàng kilômét, tấp nập người mua kẻ bán. Những bãi đót trải rộng mênh mông trên những cánh rừng nghèo từ suốt dọc 2 bên đường vào tận rừng sâu, vắt qua sông suối, nương rẫy thấp thoáng bóng người chặt đót. Đến gần trưa, dòng người gùi cõng đót trở về như đoàn quân mang trên lưng phất phơ bông trắng.
Bạn,
Cũng theo báo Lao Động,sau mùa đót, sẽ đến mùa hái măng rừng, rồi mùa bứt mây rừng... Bông đót tàn mùa từ màu trắng chuyển sang vàng, theo gió đại ngàn bay đi bát phương, đến mùa sau đót lại nảy lộc đơm bông, như món quà tặng mà thiên nhiên Trường Sơn  dành cho người dân sắc tộc Cơ Tu sống đời dưới bóng rừng già.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.