Hôm nay,  

Thủy Sản Bị Hủy Diệt

26/08/200500:00:00(Xem: 5288)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Lao Động, trên các dòng sông lớn giáp với vùng cửa biển thuộc địa bàn thành phố Sài Gòn, các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, hàng ngày có nhiều ngư dân đánh bắt cá bằng hệ thống kích điện, đã tàn sát ghê gớm, hủy diệt không thương tiếc nguồn lợi thủy sản. Trong một chuyến khảo sát ở vùng sông ngòi Cần Giờ, phóng viên báo NLĐ ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Bảy giờ tối, cơm nước xong, hai anh em Nguyễn Văn Sang (ngụ ấp An Lộc, xã Tam Thôn Hiệp, Cần Giờ - TPSG) ôm đồ nghề chất lên ghe và nổ máy, bắt đầu cho một cuộc mưu sinh dài ngày trên sông.Cuộc mưu sinh theo cách nghĩ đơn giản của anh em Sang là: "Tìm chút gì để đổ vào nồi cho ngày mai". Lưới nhiều tầng, điện công suất lớn và... thuốc độc.
Giống như hàng ngàn người chuyên sống bằng nghề lạm sát nguồn lợi thủy sản tại khu vực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, dụng cụ đánh bắt ưu tiên số 1 được hai anh em Sang mang theo là bình ắc quy 12 V, bộ kích điện và gọng te. Gọng te là hai thân cây bạch bàn dài gần 10 mét, kẹp chặt vào hai thành ghe, tạo thành gọng càng cơ động nhô ra phía trước mũi. Một tấm lưới mắt nhỏ (lưới mùng) được buộc vào hai gọng càng này có nhiệm vụ "hứng" tôm, cá. Sau cùng, gọng te được bao phủ bằng một đường dây điện nối từ bình ắc quy và bộ kích điện. Sang cho biết, với cách đánh bắt này không cần vốn đầu tư lớn, chỉ cần 1 chiếc ghe và 1 triệu đồng là có thể trang bị đầy đủ dụng cụ hành nghề. "Mỗi ngày đi te, sau khi trừ tiền dầu, bèo lắm cũng kiếm được 100 ngàn đồng. Xui thì bị tịch thu và phạt nếu gặp thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản", Sang nói. Có một điều, không chỉ riêng anh em Sang, mà tất cả những người sử dụng bộ kích điện không bao giờ tiết lộ địa điểm sản xuất và kinh doanh dụng cụ này.

44 tuổi, với hơn 30 năm sống lênh đênh trên sông nước dựa vào nguồn lợi thủy sản, anh Nguyễn Văn Vinh (xã An Thới Đông, Cần Giờ) đã thuộc nằm lòng các kiểu đánh bắt hải sản theo phương thức hủy diệt. Anh Vinh nói: Với những người mưu sinh bằng nghề lạm sát thì sử dụng lưới nhiều tầng. Nghĩa là lưới được nối với nhau bằng nhiều kích cỡ, từ mắt lớn đến mắt nhỏ, đoạn cuối cùng là loại lưới mùng (lưới cấm). Vốn đầu tư chỉ 1.000 đồng/mét, nhưng rất hiệu quả, cá nhỏ xíu cũng không thể chạy thoát. Nặng hơn một tí là dùng xung điện. Cuối cùng là dùng... thuốc độc để tàn sát.
Bạn,
Báo NLĐ phân tích rằng nguồn lợi thủy sản là tài nguyên thủy sinh vật, nhưng hiện nay đang ngày càng cạn kiệt bởi cách khai thác theo kiểu hủy diệt. Hiện nay tại vùng đông Nam phần và đồng bằng sông Cửu Long có trên 10 ngàn ghe tàu công suất nhỏ chuyên mưu sinh bằng nghề tận diệt nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.