Hôm nay,  

Dưới Gầm Cầu Chữ Y

21/09/200800:00:00(Xem: 3823)

Bạn,

Trên địa bàn Sài Gòn, Cầu chữ Y tại quận 8 là một "biểu tượng" rất đỗi quen thuộc đối với nhiều người từ bao năm nay. Thế nhưng, phía dưới cây cầu này là bao phận người nghèo khổ, sống tầm gửi thân mình cùng năm tháng. Báo Tiền Phong ghi nhận tình cảnh khốn khổ của những người dân nghèo sống dưới gầm cầu này qua đoạn ký sự như sau.

Tại quận 8, bến Nụ Cây bắc ngang kênh Tàu Hủ thuộc phường 9 ,nơi có những mảnh đời chung sống với vài trăm  gia đình dưới cầu chữ Y, có tên gọi này từ lâu lắm rồi.   Ông Lưu Văn Tâm, 53 tuổi, người đã có gia đình sống tận 4 thế hệ ở đây cho biết."Không ai biết tên gọi xóm này ra đời từ bao giờ".Trong căn nhà tồi tàn vách đất của mình giống như những căn  nhà khác, ông Tâm dẫn  phóng viên đi giới thiệu một vòng. Thật không ngờ, cách trung tâm thành phố không bao xa lại còn nhiều ngôi nhà tồi tàn như thế. Một bên dựa lưng vào kênh Tàu Hủ, bên kia hướng ra con hẻm nhỏ đầy đất đá lởm chởm. Gọi là căn nhà cho oai, chứ thật ra, nó rộng chưa tới 20 mét vuông, mà đến chừng này tuổi, chủ nhân của nó vẫn "một mình lẻ bóng". Ông Tâm tâm sự bằng một giọng nghèn nghẹn: "Nghèo quá, ai mà sống nổi với mình chú ơi!".

Anh Nguyễn Văn Nhựt, 37 tuổi,  chủ một căn hộ khác trong xóm gầm cầu ban ngày hành nghề xe ôm, còn vợ anh làm thợ may. Hai vợ chồng làm quanh năm suốt tháng vất vả kiếm tiền nuôi hai con, Nguyễn Lê Hoài Bảo, 5 tuổi và Nguyễn Lê Hoàng Tú, 2 tuổi. Anh là một trong những người dân sống từ nhỏ ở đây và cũng chứng kiến mọi sự thay đổi trong xóm. "Đa số mọi người ở đây đều là dân lao động như nhà tôi, chủ yếu là chạy xe ôm, thợ may.  Thời gian trước, cư dân xóm này chuyển đi qua khu Đồng Diều (quận 8) một số vì vướng phải giải tỏa, dân khu này đều nghèo cả". Nghe anh Nhựt nói, nhìn quanh nhà anh chẳng thấy có gì quý giá, ngoại trừ chiếc xe máy Trung Quốc cũ kỹ. Cách đây vài năm, điện được kéo về nên xóm cũng đỡ khổ, duy chỉ có nước là phải mua từ ngoài vào với giá 10 ngànồng/m3. Ngay như ông Tâm mỗi tháng cũng xài mất cả trăm nghìn đồng thì đối với gia đình anh Nhựt con số này  lớn hơn nhiều. Đó chính là nỗi lo lớn nhất với xóm gầm cầu lúc này.Điện nước là thế cho đến phương tiện nấu ăn hàng ngày cũng không đơn giản. Nhà nào khá dùng bếp gas bình rất hiếm, đa số dùng bếp dầu, than đá và bếp gas mini.

"Dẫu biết diện tích nhà nhỏ, nhưng phải xài than đá rất hôi hám vì nó rẻ nhất mà", chị Dung, một người dân trong xóm phân trần. Nhiều người dân cho biết, họ phải dùng bếp gas mini thường xuyên và thừa biết nguy cơ cháy nổ rất cao do gas được sang chiết trái phép. Họ vừa nấu vừa sợ nổ bất kỳ lúc nào.

Bạn,

Cũng theo báo Tiền Phong, ngay cạnh khu dân cư đông đúc, phía sau là kênh Tàu Hủ nhiều rác hơn nước là một nhóm gia đình buôn bán vặt dưới gầm cầu. Mặc cho trên cầu, các phương tiện lũ lượt qua lại, ở dưới người dân vẫn bán hàng hóa cho cư dân trong xóm hay những người đi đường tắt, men theo gầm cầu lên trên cho nhanh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.