Hôm nay,  

Sống Giữa Rừng Già

15/09/200800:00:00(Xem: 3710)
Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại vùng núi thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, có một bản  làng đã hình thành và tồn tại hàng chục năm giữa chốn rừng già, sâu tít tắp trên dãy Trường Sơn, thuộc xã Hồng Thủy, huyện A Lưới. Do địa hình cách trở, làng này không thuộc sự quản lý của xã Hồng Thủy, nên suốt hơn hai mươi năm nay, dân bản làng này sống tách biệt giữa rừng.  Báo CA ghi nhận toàn cảnh  đời sống của cư dân làng này  qua đoạn ký sự như sau.

Sau chặng đường hơn 70km từ Huế lên A Lưới, với những đèo dốc hiểm trở, tiếp tục vượt thêm gần 40km đường Trường Sơn là đến xã Hồng Thủy (huyện A Lưới). Muốn vào được Paray, phóng viên phải đi bộ, từ trung tâm xã Hồng Thủy, cuốc bộ trên con đường mòn trơn trượt và vắt qua các đồi dốc cheo leo. Những ngày này ở trên dãy Trường Sơn liên tục đổ mưa lớn, khiến con đường nhỏ vào Paray vốn đã nhỏ bị nước xé toạc thành những hố, rãnh khiến càng khó đi hơn.

Qua gần 10km đi bộ băng qua nhiều con suối, nhiều dãy núi cao  phóng viên vào Paray. Bản làng đơn sơ hiện ra trước mắt với những ngôi nhà sàn nhỏ bé bên bờ suối, tựa lưng vào dãy núi A Sàng giữa dãy Trường Sơn. Em Hồ Thanh Hoan, mình trần, nước da đen rắn rỏi đang đứng tần ngần trên tảng đá bên ngôi nhà sàn. Hoan kể, 20 năm trước bố mẹ Hoan di dân từ xã Hồng Vân đến đây làm nhà sinh sống, em là con thứ 3 trong gia đình có 8 người con. Năm nay Hoan đã mười sáu tuổi, cũng là chừng ấy năm Hoan sống ở rừng sâu với gia đình, săn bắt, hái lượm và làm nương, làm rẫy. Hoan chưa một lần được ra thị trấn, vậy nên Hoan chẳng biết gì ngoài những ngọn núi cao dựng đứng, với dòng suối róc rách chảy.

Phóng viên ghé nhà ông Hồ Văn Pê (60 tuổi) - một trong những người đầu tiên đến vùng đất này sinh sống, ông cho hay: "Trước đây gia đình mình sống ở bản Ađên, xã Bắc Sơn, do cuộc sống khó khăn nên khoảng năm 1984 cả gia đình tìm đến vùng đất này làm nương, làm rẫy và sinh sống luôn tại đây. Về sau người dân các xã Bắc Sơn, Hồng Vân... của huyện A Lưới cũng di dân đến đây làm nhà dọc suối Paray". Người dân ở đây không có hộ khẩu, không thuộc sự quản lý của ai, cũng không có trưởng bản. Họ sống tự cung tự cấp. Vậy nhưng mỗi khi có việc cần thì người dân vẫn giúp đỡ và chia sẻ cho nhau.

Bạn,

Cũng theo báo CA, trong cuộc hành trình tìm kiếm kế sinh nhai trên dãy Trường Sơn, nhiều gia đình sắc tộc Pa Cô, Cơ Tu... đã chọn vùng đất ở khu vực suối Paray bên sườn núi A Sàng làm nơi dừng chân sinh sống, hình thành nên bản làng. Đến nay bản Paray có 68 gia đình, với trên 200 người. Và hơn 20 năm sinh sống tách biệt ở vùng đất sát biên giới Việt-Lào, dân bản làng này vẫn rơi vào vòng luẩn quẩn với đói nghèo và lạc hậu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.