Hôm nay,  

Nội Trợ Sợ Đi Chợ

28/07/200700:00:00(Xem: 3300)

Bạn,
Theo báo quốc nội dẫn tài liệu của ngành, trong tháng 7-2007, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại VN tăng ở mức kỷ lục, thêm 0.94%. Trong các nhóm mặt hàng tăng giá mạnh thì hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng nhiều nhất, 11.13% so với tháng 7-2006. Trong nhóm này lương thực tăng 15.3%, thực phẩm tăng 10.06%.Phải chi tiền nhiều hơn nhưng hàng hóa mua được lại "teo tóp" đi. Vấn đề này đang làm đau đầu các bà nội trợ và cả doanh nghiệp.  Giá  cả leo thang khiến không ít bà nội trợ "méo mặt" vì chi phí sinh hoạt cứ "đội" lên những khoản không tên không thể không chi, và đâm ra sợ đi chợ. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Nhắc đến chuyện đi chợ, chị Nguyễn Ngọc Hoa, nhân viên kế toán Công ty Ngọc Long (Quận 1, TP.SG, than thở: "Giá cứ leo thang đùng đùng vậy chắc... chết quá. Đi chợ ngày  nào cũng vượt định mức 20 ngàn - 30 ngàn đồng kiểu này thì lấy gì bù vào cho đủ". Theo chị Hoa, lúc trước cả nhà bốn miệng ăn đi chợ chỉ cần 60 ngàn  đồng là tương đối đầy đủ, "nhưng giờ cầm 60 ngàn đồng chẳng biết mua gì, nửa ký thịt heo đã mất đứt gần 30 ngàn đồng, trong khi lúc trước chỉ khoảng hai mươi mấy ngàn là được nửa ký rồi".

Gia đình chị Đặng Hoàng Thủy, nhân viên văn phòng khu vực Q.4, TP.SG, lại "khó thở" hơn khi có hai con đang ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học, "nội tiền sữa cho hai đứa nhỏ cả tháng đi đứt hơn triệu bạc. Bây giờ sữa lại tăng giá nên phải bù thêm ít nhất 300 ngàn - 400 ngàn  đồng, tốn hết 1/5 lương hằng tháng nữa mới đủ mua sữa cho con uống". Hầu hết các bà nội trợ khi được hỏi đều thừa nhận rất ngán đi chợ, vì  cứ xách giỏ đi vòng vòng không biết mua gì, đụng vào cái gì giá cũng tăng vù vù nên ớn quá.
Ông Ngô Trí Long (Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả - Bộ Tài chính) cho rằng để kiềm chế tốc độ tăng CPI trong các tháng tới, yếu tố quan trọng nhất cần khống chế là yếu tố tâm lý. "Trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng hiện nay mà TP.SG quyết định tăng giá nước thì thật không ổn. Quyết định này chẳng khác gì đẩy thêm sức nóng mặt bằng giá lên vai người tiêu dùng"  .  Theo ông Long, cách tốt nhất để làm "hạ nhiệt" CPI trong các tháng tới là sự chủ động của từng doanh nghiệp sản xuất trong phương thức quản lý doanh nghiệp, cũng như sự quản lý điều hành ở từng địa phương trong các quyết định điều chỉnh giá. "Tốt hơn hết là đừng đổ thêm dầu vào lửa khi vẫn có thể kiểm soát được tình hình", ông Long nói như thế.   
   
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, nếu so với tháng 6-2007 thì thực phẩm cũng tăng đến 2.29%, một số tỉnh thành còn tăng cao hơn lên mức 6.95%. Nhóm mặt hàng thứ hai tăng giá mạnh là nhà ở và vật liệu xây dựng với 10,93% so với tháng 7-2006. Các nhóm khác như dược phẩm, y tế hay giáo dục cũng đều tăng 4-8%.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.