Hôm nay,  

Ngôi Chợ Làng

2/23/200700:00:00(View: 3095)

Ngôi Chợ Làng

Bạn,

Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, trong mỗi người Việt đã trải qua thời niên thiếu ở làng quê, khi trưởng thành, dù sống ở đâu thì cũng ít nhiều lưu giữ trong ký ức một miền quê với bóng dáng cây đa, giếng nước, con kênh và không thể thiếu ký ức về một ngôi chợ làng và thú đi chợ. Báo điện tử nhà nước TTXVN ghi nhận về hình ảnh chợ làng trong tâm thức của những sống xa quê như sau. 

Rời quê lên phố, sinh sống xa quê hương, thường xuyên đi siêu thị hay các trung tâm thương mại lớn, những phút lặng của tâm hồn, giữa cảnh đông đúc phố phường, bạn sẽ nhớ cái chợ làng mình, nhớ cảnh bán - mua bình dị cùng những gương mặt thân thuộc của "người làng"

Chợ làng là nơi những người đi xa về thấy rõ nhất sự biến đổi của cuộc sống miền quê.  Đến bất cứ một vùng quê nào, chỉ cần nhìn qua chợ làng, quan sát hàng hoá, thực phẩm bày bán và khung cảnh bán - mua là có thể biết được đời sống của người dân ở đó. Sự no đủ hay thiếu thốn đều được phô bày ra hết.

Chợ làng thường họp rất sớm, 6 - 7 giờ sáng đã vào độ đông đúc nhất và cỡ độ 10 giờ trưa là đã vãn người. Mọi thứ bày biện không hề hào nhoáng, hầu như toàn những sản phẩm tự sản-tự tiêu như giỏ cua, mớ ốc mới bắt được còn vương bùn non, mớ rau mới hái còn nhựa ứa, sọt trứng lơ thơ vài sợi rơm lót ổ, một vài con gà nhà nuôi và vài quầy tạp hoá bán những đồ dùng cần thiết như giấy, bút, kim chỉ, muối, dầu đốt... Ngày trước, có những thứ phải chờ đến chợ phiên mới mua được như lưỡi xẻng, cán cuốc, rổ, rá, con dao. Bây giờ chợ phiên vẫn đông, nhưng chợ ngày thường hàng hoá thập phương đưa về bày bán những mặt hàng này. Vào những dịp phiên, chợ đông vui hẳn. Tiếng nói, tiếng cười ríu rít. Cứ ra chợ là gặp người quen và thể nào cũng phải đứng lại chào hỏi thân mật. Đông vui nhất là khi chợ làng vào những ngày áp Tết âm lịch. Ra chợ vào lúc này, có khi bạn được gặp những người cả năm mới gặp, ấy là những người con của làng học tập hay làm ăn xa về ăn Tết với gia đình. Hàng hoá có những thứ cả năm mới bán một lần dành cho ngày tết như tranh, ảnh và những câu đối đỏ, lá gói bánh chưng.

Bạn,

Cũng theo báo quốc nội, có lẽ thứ hấp dẫn đám trẻ con nhất ở chợ Tết là những con tò he xanh đỏ. Từ bột gạo nếp xay nhuyễn nhuộm màu, dưới bàn tay "phù thuỷ" của ông bán hàng (mà lạ là ở chợ làng phần lớn những người bán hàng là phụ nữ, nhưng bán những con tò he này thì nhất thiết phải là đàn ông) những cục bột màu nhanh chóng biến thành những vị tướng oai phong hay chú "tôn ngộ không" ngộ nghĩnh hoặc những con gà trống, con chuột, bên dưới lắp một cái còi cũng chỉ bằng một mẩu lá tí tẹo là có thể thổi được ra tiếng "tò he, tò he" và có lẽ thế nó mới được mang cái tên là con tò he. Tiếng "tò he" ấy cứ theo mãi trong suốt cuộc đời của mỗi con người khi xa quê.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tướng Không quân, nhưng lại tham nhũng đất... Bây giờ mới lộ. Bản tin VOA kể: Hai tướng cao cấp thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bị cơ quan giám sát của Đảng Cộng sản đề nghị xử lí kỉ luật liên quan đến việc quản lý đất được quy hoạch cho mục đích quốc phòng, giữa bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục gia tăng cường độ.
Hít thở khí trời độc là chết... Uống nước nhiễm độc là chết... Ăn thức ăn trộn hóa chất độc cũng chết...
Vậy là thị trường bia thay đổi... Vậy là khi tăng thuế VAT, sẽ có thêm hàng trăm ngàn dân nghèo...
Nghề nguy hiểm nhất tại Việt Nam là nghề gì? Nghề xây dựng? Nghề lái xe? Không phải... Câu trả lời đúng là: nghề dạy học.
Vậy là sẽ có xe hơi sản xuất tại Việt Nam dưới cái dù liên doanh chiến lược VinFast/GM... Hy vọng cạnh tranh với quốc tế được chăng? Để xem.
Chuyển giao công nghệ... là chuyện gian nan. Có vẻ như quốc tế không ưa bàn giao công nghệ cho Việt Nam.
Câu hỏi mưa lũ chết người, trôi nhà là do đâu? Dĩ nhiên, là do khí hậu thời hâm nóng địa cầu. Nhưng thiệt hại ngày càng dữ dội hơn, chính vì cán bộ móc nối lâm tặc phá rừng, làm cho thảm cây bảo hộ không còn dày nữa.
Mưa lũ kinh hoàng nhiều tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam... Phải chăng vì quan chức phá rừng, nên mùa mưa năm nào cũng có chuyện thiệt hại lớn?
Một nhạc sĩ được học trò Miền Nam nhớ nhiều là Hùng Lân... Trong đó, có bài Hè Về, khởi đầu là những câu nhạc rất vui, rộn ràng:
Cái gì cũng lên giá... Vậy là đáng lo ngại. Dân cả nước đều lo ngại. Báo Người Lao Động kể: Giá trứng gà, vịt tăng liên tục trong 2 tháng gần đây và đang đứng ở mức kỷ lục khi giá bán lẻ vượt ngưỡng 26.000 đồng/chục (trứng gà), 33.000 đồng/chục (trứng vịt).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.