Hôm nay,  

Nhà Cổ Ở Bình Dương

04/05/200900:00:00(Xem: 4102)

NHÀ CỔ Ở BÌNH DƯƠNG

Bạn,
Theo các nhà nghiên cứu nhân văn, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, có xã Bạch Đằng, huyện  Tân Uyên còn khá nhiều ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc cổ xưa, có niên đại  cả trăm năm. Trong số đó, có một ngôi nhà đã được  tỉnh Bình Dương công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật. Báo Bình Dương viết về ngôi nhà  cổ này như sau.
Ngôi nhà cổ mà phóng viên muốn nói đến là ngôi nhà của ông Đỗ Cao Thứa (hiện nay ông đã sắp bước qua tuổi 96). Ngôi nhà đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật, thuộc xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên. Ngôi nhà được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 19, theo lối kiến trúc chữ đinh. Với những nét hoa văn được chạm trổ công phu và tinh xảo trên các đầu kèo, bao lam, hoành phi, liễn, đại tự, khánh thờ đã tạo nên những nét văn hóa nghệ thuật độc đáo mang đậm phong cách Việt Nam.
Cô Đỗ Thị Kim Nga là cháu nội của ông Đỗ Cao Thứa cho  phóng viên  biết: Theo gia phả và những gì chị được biết thì ngôi nhà này đã trải qua 3 đời và nếu tính đến đời  cô đã là đời thứ 5. Người xây dựng ngôi nhà này là ông Đỗ Cao Hên (ông nội ông Thứa), đến đời ông Đỗ Cao Lực (cha ông Thứa) và hiện nay ông Đỗ Cao Thứa là chủ ngôi nhà nhưng do tuổi cao, cô được phân công trông coi và chăm sóc sức khỏe cho ông. Việc xây dựng nhà ngày xưa rất công phu,  cô Nga kể lại, gia tộc nhà  cô phải mất gần 3 năm mới xây dựng hoàn thành ngôi nhà, do những người thợ có tay nghề nổi tiếng thời đó thi công. Vì địa thế vùng Tân Uyên thấp nên nhà phải đắp nền cao rất công phu. Đất phải lấy từ ấp Bình Hóa (thị trấn Uyên Hưng bây giờ) vận chuyển bằng xe bò đến bờ sông, sau đó chở đất bằng ghe qua sông rồi mướn người gánh về đổ đắp nền nhà. Nền cao hơn mặt đất 0,8m, xung quanh nền nhà được bọc móng rất kiên cố bằng những tảng đá ong vốn có nhiều ở miền Đông Nam bộ.


Theo quan sát của phóng viên, ngôi nhà này là loại nhà rường cổ, gồm 3 gian 2 chái, mái lợp ngói âm dương, với số cột, kèo theo quy cách nhất định, kiến trúc hình chữ Đinh. Mặt tiền nhà hướng về phía nam theo thuật phong thủy. Ba gian giữa (trung tâm ngôi nhà) dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên. Phía sau 3 gian giữa là kho chứa tài sản của gia đình. Vách ngăn 3 gian giữa với hai chái dùng làm nhà ở cho cha mẹ. Bên chái phía đông có một dãy nhà ngang chạy dài ra phía sau vườn là nhà ở của con cháu, nhà bếp, nhà ăn. Cột, kèo làm toàn bằng loại gỗ đỏ (một loại gỗ quý hiếm) bào nhẵn bóng.
Bạn,
Cũng theo báo Bình Dương,  điểm độc đáo của ngôi nhà chính là nghệ thuật chạm trổ và điêu khắc trên các đầu kèo, khánh thờ, liễn, những câu đối bằng chữ Hán mang lại cho ngôi nhà một sự uy nghiêm . Cách trang trí ngôi nhà vừa thể hiện được nghề truyền thống nổi tiếng của  Bình Dương vừa thể hiện lòng tôn kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.