Hôm nay,  

Thủy Sản Cạn Kiệt

30/04/200900:00:00(Xem: 2984)

THỦY SẢN CẠN KIỆT

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, có vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là vùng đất ngập nước lớn nhất Đông Nam Á, với nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú, góp phần nuôi sống hàng chục ngàn  gia đình cư dân từ bao đời nay. Mặc dù vậy, những năm gần đây nguồn thủy sản của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đang suy giảm rõ rệt, gần như cạn kiệt.  Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Từ bao đời nay, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai gắn bó với cuộc sống của một bộ phận lớn các cư dân sinh sống trên sông nước. Hiện có khoảng 300.000 cư dân sinh sống ở xung quanh vùng đầm phá, đời sống của các gia đình  cư dân này gắn liền với việc khai thác trực tiếp nguồn tài nguyên trong đầm phá. Vậy nhưng hiện nay nguồn tôm, cua, cá... ở đây đang cạn kiệt, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Đây cũng là hậu quả của việc đánh bắt, khai thác ồ ạt suốt một thời gian dài. Hơn nữa, việc không ít người dân sử dụng phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt như xung điện, giã cào... làm mất đi khả năng tái tạo và phục hồi môi sinh của hệ đầm phá. Ông La Nghĩa, một ngư dân ở Quảng Điền, cho hay: "Tui làm nghề đánh bắt trên phá đã hơn hai chục năm nay. Trước đây cá, tôm vô kể, ngư dân sông thoải mái, còn bây giờ đã cạn kiệt, đánh cả ngày chẳng đủ mua gạo...".


Hiện  nay một số loài cá, tôm, như cá que hương, cá vuợc, cá me, cá liệt, tôm bạc... ngày một ít đi, một số loài hầu như không còn xuất hiện.  Cư dân Nguyễn Lộc, ở thôn Cư Lạc, xã Quảng Lợi cho hay: "Nhiều người dân trong làng trước đây vốn làm nghề đánh bắt nay đã chuyển sang nghề khác, thanh niên nam, nữ lớn lên  tìm vào Nam học nghề kiếm sống.”
Nò sáo là phương thức đánh bắt chính của người dân ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Tuy nhiên, việc phát triển nò sáo tự phát, dày đặc  đã dẫn đến môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản trên đầm phá bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tiến hành sắp xếp lại nò sáo, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên ở đây. Theo đó, khoảng 40% gia đình ngư dân làm nghề nò sáo được hỗ trợ chuyển sang hình thức đánh bắt khác. Tuy nhiên, khi việc sắp xếp lại nò sáo trên đầm phá chưa hoàn tất thì nghề đánh bắt thủy sản bằng lừ xếp lại phát triển một cách đáng lo ngại.
Bạn,
Báo SGGP ghi nhận rằng theo thống kê của ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế, năm 2005, khi lừ xếp mới du nhập từ Trung Quốc về chỉ có 30  gia đình tham gia khai thác với 100 chiếc lừ. Đến cuối năm 2008 đã có 2 ngàn 399  gia đình tham gia khai thác thủy sản bằng lừ xếp, với 133 ngàn 988 tay lừ xếp và vẫn tiếp tục tăng lên mỗi ngày. Việc ngư dân dùng lừ xếp đánh bắt cá, tôm thay thế các ngư cụ khác ngày một ồ ạt,  khiến nguồn lợi thủy sản vốn đã suy giảm ngày càng bị cạn kiệt hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.