Hôm nay,  

Thầy Võ Miền Tây

23/07/200500:00:00(Xem: 5948)

Bạn,
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, tại miền Tây, trong tâm trí các võ sư thời nay khó mà quên được những công phu quyền cước và những trận thượng đài của các võ sư một thời vang bóng vào thập niên 60, 70 của thế kỷ trước. Nào là ông Sáu Cường miệt Sa Đéc, Đồng Tháp thành danh với bộ pháp "cuồng phong tảo diệp cước"; Đoàn Tâm Ảnh nổi danh với công phu "nhất dương chỉ"; ông Lý Suông, ở Châu Đốc, An Giang với bộ cước cực kỳ khốc liệt; Bùi Văn Biển (Kiên Giang) với đôi tay cứng như thép nguội có thể bóp nát cả quả cau tầm vung mà búa sắt đập mới bể; Tiểu La Thành (Vĩnh Long) với tuyệt chiêu long đầu phá...
Báo TN cho biết: riêng ở cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ hầu như ai cũng biết tiếng võ sư Ba Hoằng tức Đỗ Văn Hoằng, sinh năm 1917. Nay lớn tuổi đi đứng khó khăn nhưng khi tường thuật cho hậu bối về thời vàng son của võ cổ truyền, ông hào hứng nói liền một hơi. Rằng thập niên 60 thế kỷ trước, võ sĩ khi thượng đài đấu tự do, võ đài được dựng cao trên 1.5m, có dây chằng bốn góc như võ đài quyền Anh. Mỗi trận đấu gồm 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Đấu võ tự do nên chuyện quyền cước giao tranh dẫn đến sinh tử, tàn phế là thường. Đó là thời điểm mà các võ sư đề danh một thời như An Giang có Hai Diệp, Lê Bình Tây, Mười Nho, Nguyễn Mách, Cao Ly Nhơn, Út Dài, Phạm Thành Long, Lý Huỳnh Yến; Cần Thơ có Lâm Văn Có, Võ Thiên Đường, Đoàn Tâm Ảnh, Tần Hớn, Vương Văn Quảng, Lâm Hổ Hội, Lê Hồng Chương, Mười Cùi; Vĩnh Long có Tiểu La Thành... Đây là các danh sư không những thành danh ở miền Tây mà tên tuổi còn vang dội tận Miên, Lào với những trận đả lôi đài oanh liệt.

Nhận xét về võ thuật ngày trước, võ sư Hoằng kể: "Coi mê lắm, mấy ổng đánh hay còn hơn xem xi nê nhiều. Đòn thủ đòn đá, đòn nào cũng đã mắt. Năm 1974, ta cũng đi đánh võ đài, đánh tự do nên võ sĩ nào nội lực yếu mang thương tích nặng phải chịu. Ta cũng từng qua Miên thách đấu với võ sĩ Thổ. Võ Thổ cũng dữ lắm. Trận đó tuy ta thắng nhưng bị dính đòn trỏ sém mù mắt trái. Một đồng môn của ta có lần thượng đài tuy thắng oanh liệt nhưng một chân đã bị đối thủ đánh gãy" .
Bạn,
Cũng theo lời võ sư này, năm 1969-1973 là thời cực thịnh của các võ đường như Hắc Hổ, Hắc Long, Côn Lôn Bắc Phái, Song Diện..., mọc lên ở Cần Thơ nhan nhản. Mỗi phái có chiêu thức, tuyệt học riêng. Khi nghe tin mở võ đài, võ sĩ nào cũng chộn rộn khổ luyện quyền thuật thầm mong được chưởng môn cho thượng đài. Đoạt chức vô địch ngoài phần thưởng tiền, tên tuổi các võ sĩ nổi danh như cồn, võ sinh khâm phục kéo đến võ đường bái sư nườm nượp; các hào phú, vũ trường thỉnh mời làm cận vệ, gia sư kèm cặp võ công.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.