Hôm nay,  

Nợ Nần Vì Nuôi Cá Tra

14/05/200800:00:00(Xem: 3549)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại miền Tây Nam phần, hàng chục ngàn gia đình nuôi cá tra đang khốn đốn vì giá thức ăn thủy sản tăng cao, trong khi giá bán cá giảm, và tình trạng này đã khiến cho nhiều gia đình  bị nợ nần chồng chất.. Chỉ tính từ tháng 3-2008 đến nay, người nuôi cá tra bị thiệt khoảng 300 tỉ đồng (khoảng 18 triệu Mỹ kim). Nhiều gia đình đã bỏ nghề, tìm công việc khác để mưu sinh. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận tình cảnh của những người nuôi cá tra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long qua đoạn ký sự như sau.

Những ngày này, nơi nơi người nuôi đổ xô đến các doanh nghiệp kêu bán nhưng rất ít người bán được cá. Giá cá vì thế cứ trên đà tụt giảm. Đầu tháng doanh nghiệp mua 14 ngàn 500 đồng, nay còn 14 ngàn đồng/kg. Ở các vùng nuôi phía đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu giá cá chỉ còn 13 ngàn 800 đồng/kg. Từ đầu năm tới nay thức ăn thủy sản đã bốn lần tăng giá. Giá các loại nguyên liệu làm thức ăn tự chế biến cũng leo thang. "Tất cả đều tăng hơn 40%. Giá thành nuôi mỗi ký cá nguyên liệu đã lên tới 16.000 đồng. Với giá bán hiện nay nông dân lỗ từ 2 ngàn0 đồng/kg", ông Bùi Hữu Trí, chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Cần Thơ, nói như thế.Đã vậy, ngân hàng lại "cấm vận" khiến người nuôi điêu đứng. Từng nhiều năm vay, gửi tiền ở ngân hàng   ông Đinh Công Thành (ấp Hiệp Hưng, Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) xin vay 500 triệu đồng nhưng nơi này bảo họ chỉ thu hồi vốn chứ không cho vay. Nhiều  người  vốn là "mối ruột" của ngân hàng nộp hồ sơ vay cũng đều bị từ chối. Ngân hàng có cho vay thì số tiền cũng hạn chế, lãi suất 1.8%/tháng

Trong khi khó bán cá thì các đại lý, cửa hàng cung cấp thức ăn, thuốc thủy sản... cũng không còn bán gối đầu như trước, người nuôi lại còn bị đòi nợ cũ. Nhiều người nuôi cá cho biết xưa nay chưa từng vay nóng, thế mà nay họ phải đi cầm cố tài sản chịu lãi suất tới 5%/tháng để trả nợ. Nhiều người vay nóng cũng không được, phải bán dần xe cộ, đất đai...Theo Hiệp hội Thủy sản các tỉnh  đồng bằng sông Cửu Long, số cá cần tiêu thụ khoảng 100 ngàn tấn/tháng. Tuy nhiên, các nhà máy chỉ mua "nhỏ giọt" khiến lượng cá toàn vùng ngày thêm ứ đọng. An Giang, nơi tập trung gần 20 nhà máy, những ngày này tất cả chỉ hoạt động cầm chừng. Ông Phan Văn Danh, chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi & chế biến thủy sản (AFA), cho biết phần lớn nhà máy chỉ chạy 30% công suất... Cũng có một số đơn vị có tiền vẫn  mua vào nhưng với giá thấp, khi người bán nhiều hơn người mua thì giá cá cứ giảm dần.

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, nhiều người cá than rằng "chưa bao giờ tình hình bi đát như lúc này. Con cá tra đang bên bờ vực phá sản", và một khi người  nuôi bỏ nghề sẽ ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống rất nhiều công nhân và lao   động làm công   làm các dịch vụ về nuôi cá tra. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.