Hôm nay,  

Rã Xác Tàu Cá Để Bán

27/04/200800:00:00(Xem: 3167)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo Sài Gòn, từ hơn 1 tháng qua,  giá dầu leo thang, nghề đi biển của ngư dân  Đà Nẵng cũng điêu đứng theo. Hàng loạt tàu công suất nhỏ, năng suất thấp đành rã xác bán phế liệu, còn các tàu công suất lớn cũng đang nằm bờ vì không đủ trang trải chi phí.  Báo Người Lao Động ghi nhận tình cảnh khốn đốn của ngư dân Đà Nẵng  như sau.

Theo tín ngưỡng dân đi biển, bỏ tàu là điều cấm kỵ, nhưng giờ đây, đó là bước đường cùng của ngư dân các phường An Hải Tây, Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Tại triền đà (nơi sửa chữa tàu thuyền) ông Tường, tổ 16 An Hải Tây, trong trung tuần tháng 4 vừa xả bản (rã xác) 2 chiếc tàu 45 CV và 90 CV. Một tàu giã cào công suất 45 CV đóng mới tiêu tốn gần nửa tỉ bạc, nay bán lại với giá phế liệu chỉ khoảng 40 triệu đồng. Còn tại triền đà của ông Nguyễn Văn Lý nằm sát bên công trình cầu Thuận Phước thuộc tổ 35 Nại Hiên Đông, nội trong nửa tháng qua, ông đã thu mua 4 tàu công suất từ 33 CV đến 90 CV với giá 25-40 triệu đồng/chiếc: "Nếu có sức mua thì từ đầu năm đến chừ, tàu chờ xả bản chắc phải kín cái triền đà này, miết rồi triền đà tui thành lò mổ tàu luôn". Xả bản, những mảnh gỗ tốt được tái sử dụng dặm vá, sửa chữa các con tàu khác, còn những tấm rệu rã thì đành bán lại với giá... củi khô, máy móc được rã, cân sắt hoặc bán để tái tạo các nông cụ. Còn đối với những con tàu đã quá cũ kỹ thì không có một chủ đà nào thu mua, họ đành rút ruột máy móc, định vị, chân vịt, thùng dầu bán dần. Còn xác tàu thì mặc cho nước ăn dần, để có cái cớ khất nợ với những đầu nậu đã ứng tiền trước đây còn đi biển.

Ông Nguyễn Tám, ngư dân phường An Hải Tây, xuống tàu đầu tiên năm 10 tuổi, gần nửa thế kỷ đi biển, giờ đành rút ruột con tàu của mình: "Ngay cả những lúc hiểm nghèo với bão biển, chúng tôi cũng chưa bao giờ nghĩ tới chuyện nhảy ra khỏi tàu." Và đúng là chưa bao giờ trên những con tàu giã cào nằm sóng soài chờ hóa kiếp  lại thiếu đi cái mùi dầu hôi hôi quen thuộc. Theo thống kê của phường An Hải Tây, từ cuối năm 2006 đến hết năm 2007, lượng tàu ra khơi chỉ chưa đầy 30%. Còn từ đầu năm 2008 đến nay, chỉ có lác đác vài ba chuyến cầu may nhưng tất cả may lắm là hòa vốn. Nạn nhân mới nhất trong cuộc đua với giá dầu là ông Nguyễn Văn Xê (tổ 37) cùng đôi tàu 45 CV, một năm bỏ biển, hiện nay gia đình ông thuộc thành phần nghèo của phường. Ông Ngô Sỹ Kiến Trúc lo lắng: Toàn phường có 229 tàu đánh bắt lớn nhỏ, mỗi tàu trung bình 15 lao động, mà lao động chính trên tàu còn phải nuôi thêm ít nhất 2 người trong gia đình,.

Bạn,

Cũng theo báo  Người Lao Động, hầu hết số ngư dân nói trên đều lâm vào vòng luẩn quẩn: càng nợ tiền dầu càng đi vớt vát càng lỗ, càng nợ... Sau mỗi mùa biển động, chi phí sơn sửa, dặm vá, vô dầu máy... hiện nay cũng đã mất 20-30 triệu đồng. Còn với các tàu công suất lớn trên (100 CV), chi  phí giữ tàu: 15 ngàn đồng/ngày đêm. Khoảng 4-5 ngày phải nổ máy bơm nước ra 1 lần, tiêu tốn mỗi lần gần 40 lít dầu  Nếu bỏ tàu nằm bờ thì chỉ trong khoảng  2 năm, con tàu trị giá vài trăm triệu đồng cũng chỉ còn lớp vỏ mục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.