Hôm nay,  

Khốn Khổ Vì Nuôi Tôm

02/04/200800:00:00(Xem: 3638)

Bạn,

Theo báo SGGP, tại miền Tây Nam phần, mùa nuôi tôm chính vụ trong năm ở các tỉnh khu vực bán đảo Cà Mau đã chính thức bắt đầu nhưng nông dân đang thiếu vốn trầm trọng. Mang giấy tờ nhà đất đến gõ cửa các ngân hàng cổ phần, nơi nào cũng bảo không đầu tư cho con tôm. Trong khi đó, nhiều ngân hàng nông nghiệp  chỉ cho vay nhỏ giọt hoặc tạm ngừng cho khách hàng mới vay với lý do không cân đối được vốn. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đọan ký sự như sau.

Tại tỉnh Bạc Liêu, vụ tôm trước,  cư dân Lý Tấn Tài ở Vĩnh Trạch thuộc thị xã tỉnh lỵ ) gom hết giấy tờ nhà đất mang thế chấp với các ngân hàng cổ phần trên địa bàn thị xã Bạc Liêu. Tuy một số ngân hàng không có chương trình đầu tư vào lĩnh vực nuôi thủy sản nhưng với lý do sửa nhà, chăn nuôi heo, mở đại lý bán thức ăn thủy sản... nên anh Tài vay được vốn và cuối năm trả nợ ngân hàng đúng hạn. Năm nay anh tiếp tục nuôi tôm với quy mô lớn hơn năm ngoái nên cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng, nhưng liên hệ với các ngân hàng trên địa bàn thị xã Bạc Liêu thì nơi nào cũng hẹn khi cân đối được vốn mới liên hệ với anh để làm hồ sơ. Anh than thở: "Mình có nhà đất mặt tiền đường chính ngoài thị xã nên đinh ninh sẽ được vay vốn để chuyển sang đầu tư cho con tôm nhưng chờ hoài mà chẳng thấy cán bộ tín dụng xuống thẩm định tài sản. Các đại lý tôm giống và thức ăn thủy sản giờ đây cũng ngại cho nông dân nợ gối đầu nên không biết phải chạy đâu ra tiền trong khi mùa vụ đã tới". Gần nhà anh Tài, anh Trần Hữu Sanh đã gửi hết "sổ đỏ" cho cán bộ ấp để ghi tên vào danh sách vay vốn  ngân hàng  nhưng đã nửa tháng trôi qua vẫn chưa thấy động tĩnh gì.

Ở vùng nuôi tôm công nghiệp của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), nông dân đã bắt đầu thả tôm giống chính vụ. Tuy nhiên, những người đến liên hệ vay vốn ngân hàng  tại khu vực này cho biết các viên chức tín dụng chỉ ưu tiên thẩm định hồ sơ của những khách hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, nuôi tôm hiệu quả. Ông Nguyễn Hữu Minh, trưởng phòng tín dụng chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Thạnh Phú (Sóc Trăng) cho biết: "Ngân hàng cấp tỉnh giao cho chi nhánh tự cân đối vốn nên nhiều lúc đã bị động, không xoay kịp vốn". Đây cũng là lời giải thích chung của các chi nhánh ngân hàng tại các huyện khác của tỉnh Sóc Trăng.

Bạn,

Cư dân Lý Tấn Tài than thở  với phóng viên "Vào thời điểm này, nếu ngân hàng từ chối cho vay thì chỉ có cách nghỉ nuôi tôm hoặc đi vay nặng lãi bên ngoài vì không thể thả tôm giống quá trễ lịch thời vụ".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.