Hôm nay,  

‘thợ Dạy’ Ở Đại Học

26/06/200500:00:00(Xem: 5687)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, tại các trường đại học của VN, dường như nghiên cứu khoa học chỉ là công việc "tay trái" của các giảng viên , khi trung bình cứ hai, ba giảng viên mới có một người "liên quan" đến các công trình nghiên cứu. Đa số các giảng viên làm công việc mà một số nhà giáo dục gọi là "thợ dạy". Báo TT ghi nhận thực trạng này như sau.
Tại VN, khoảng 50% giảng viên đại học chưa tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH), theo đánh giá của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Nhiều viên chức quản lý ở các trường ĐH cho rằng con số này vẫn còn quá lạc quan, tỷ lệ 50% giảng viên (GV) tham gia NCKH mới chỉ đạt được ở một số trường ĐH lớn, chủ yếu là các trường khối kỹ thuật- công nghệ, khoa học tự nhiên, y- dược...

"Không còn thời gian" được cho là nguyên nhân chính của tình trạng GV trong trường ĐH chưa "để ý" đến NCKH. Giảng viênquá tải với số giờ lên lớp ở nhiều hệ đào tạo từ ĐH chính qui, sau ĐH, tại chức, chuyên tu đến đào tạo văn bằng hai, từ xa, liên kết... đang là tình trạng phổ biến ở các trường ĐH hiện nay. Thực trạng này khiến nhiều nhà nghiên cứu giáo dục phải lên tiếng "Giảng viên trong các trường ĐH đang trở thành các "thợ dạy". Giáo sư Đặng Ứng Vận (Hội đồng Quốc gia giáo dục) than thở như thế, ông nói:"Mỗi ngày giảng viên của chúng ta dành vài phút ghé qua phòng thí nghiệm thì làm sao ra được đề tài nghiên cứu hay NCKH có hiệu quả, chất lượng được"". Đánh giá từ phía các trường đạo học, tiến sĩ Chế Đình Lý, Trưởng ban Khoa học công nghệ và Quan hệ quốc tế (Đại học TPSG) cho biết: Đang có sự phân tán nguồn nhân lực làm công tác nghiên cứu trong các trường ĐH, chủ yếu do chưa có những chính sách rõ về quyền lợi trong NCKH. Vì vậy giảng viên thích đi giảng dạy hơn làm nghiên cứu. Do chênh lệch về lương bổng, quyền lợi, SV giỏi sau khi tốt nghiệp thích tìm việc ở doanh nghiệp hơn, khiến các khoa trường rơi vào tình trạng hụt hẫng giảng viên khoa học.
Bên cạnh yếu tố con người, kinh phí đầu tư quá hạn hẹp đang là một nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả của các công trình nghiên cứu cũng như khả năng chuyển giao công nghệ của các trường đại học.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: trong khi lực lượng nghiên cứu khoa học của các trường đại học, cao đẳng chiếm tới hơn 30%, kinh phí nhà nước cấp cho hoạt động khoa học của các trường ĐH chỉ chiếm khoảng 3-4% tổng kinh phí dành cho lĩnh vực này của cả VN. Câu hỏi của nhiều nhà khoa học tâm huyết "Các trường đại học với trang thiết bị lạc hậu hơn doanh nghiệp thì làm sao thể hiện được khả năng đầu tàu trong đổi mới công nghệ"" chưa tìm được câu trả lời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.